☑️ Tải Corel | Hình ảnh số: V004368 | Dung lượng: 6,83 MB - Tải file gốc: File cdr, File corel, Coreldraw, Công an nhân dân, Corel nhà nước, Khối nhà nước. Kho tài nguyên đa dạng các thể loại thiết kế file gốc tải ngay dành cho hội viên. Sử dụng tài nguyên tuyệt vời này với mục đích cá nhân phục vụ cho học tập nghiên cứu.
Trang phục CAND từ ngày 6/6/2016
Màu sắc trang phục về cơ bản giữ nguyên song chất lượng vải tốt hơn, màu hơi đậm hơn.
Kiểu dáng thống nhất với nam giới là áo cổ đứng, sơ mi.
Điểm mới trong trang phục nữ là màu sắc của cầu vai, cổ bẻ cứng chữ "K" (tương tự trang phục cũ). Trước đây cổ áo cả nữ và nam có cành tùng nay thay bằng hình công an hiệu.
Trên quân phục mới, bảng tên có hình chữ nhật, nền màu xanh lam với chữ, số, đường viền màu vàng. Trên bảng tên, nếu là cán bộ giữ chức vụ có 3 dòng gồm: họ tên, chức vụ, số hiệu. Cán bộ không giữ chức vụ ghi họ tên, số hiệu. Với học viên, số hiệu in trực tiếp vào ngực phải áo; chữ, số, đường viền màu vàng sẫm.
Riêng lực lượng cảnh sát cơ động, phần cầu vai có sự khác biệt ở màu sắc vạch. Theo trung úy Đinh Hải Yến: "Vạch xanh để phân biệt giữa đội làm chuyên môn về kỹ thuật như hậu cần, tuyên truyền, kế toán với các đội làm nghiệp vụ".
Theo kế hoạch, trang phục của cảnh sát cơ động, cảnh sát cơ động đặc nhiệm đang được cải tiến, ít nhất 3 tháng nữa mới hoàn thiện và cấp phát.
Trang phục thu đông đã triển khai vào ngày 1/11/2016.
Đa số phương tiện di chuyển của lực lượng Công an nhân dân ở Việt Nam đều là xe ô tô có màu trắng hoặc đen, sọc xanh dương với các dòng chữ như "Cảnh sát", "Cảnh sát giao thông", "Cảnh sát 113" được in lên chỗ dễ thấy. Do đặc tính về cơ sở hạ tầng, đường sá và mật độ lưu thông ở Việt Nam nên các phương tiện di chuyển này thường là xe mô tô có đặc điểm nhỏ gọn, tiện dụng, bền, hiệu quả cao và chi phí bảo trì rẻ. Vì vậy ít thấy những chiếc xe motor phân khối lớn cồng kềnh hay những chiếc xe tải, xe đặc dụng to lớn. Các phương tiện di chuyển này tất cả đều phải gắn còi ưu tiên, loa phát tín hiệu, đèn xoay khẩn cấp. Ngoài ra còn một số xe đặc chủng dành cho các nhiệm vụ đặc biệt khi cần thiết.
Thông thường, các loại xe hai bánh phân khối lớn được sử dụng bởi cảnh sát giao thông, cảnh sát phản ứng nhanh 113, cảnh sát cơ động hoặc cảnh sát trật tự cơ động.
Xe mô tô đặc chủng phân khối lớn
Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Honda và Yamaha như: Honda CB-250, Honda CBX-250, Honda CB-300F, Honda CBX-750, Yamaha FJR-1300P,...
Các lực lượng CAND thường sử dụng các phương tiện của thương hiệu Toyota, Ford, Mitsubishi, Lexus,...
Cấp bậc của cán bộ, chiến sĩ Công an Việt Nam phân thành 5 cấp: cấp tướng (4 bậc); cấp tá (4 bậc); cấp úy (4 bậc); cấp hạ sĩ quan (3 bậc); và cấp chiến sĩ (2 bậc); với danh xưng tương tự hệ thống cấp bậc của quân đội. Ngoài ra còn được phân loại thành Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật. Cấp bậc thấp nhất của Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật là Hạ sĩ và cao nhất là Thượng tá.
Theo Luật Công an nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20-11-2018.
Luật gồm 7 chương, 46 điều. Luật có hiệu lực từ 1-7-2019. Các quy định về cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng; phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức các chức vụ có cấp bậc hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ ngày 11-1-2019.
Bộ trưởng Bộ Công an đương nhiệm là Đại tướng An ninh nhân dân Lương Tam Quang.
Ở những đơn vị được giao nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt hoặc địa bàn có vị trí trọng yếu về an ninh, trật tự thì cấp bậc hàm cao nhất có thể cao hơn một bậc so với cấp bậc hàm cao nhất của chức vụ tương ứng.
Hạn tuổi phục vụ cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân như sau:
- Cấp tướng: tương tự cấp Đại tá.
Sĩ quan Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ phải đủ các điều kiện như đơn vị trực tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu; sĩ quan Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong hai điều kiện: cán bộ nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có học hàm, học vị Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ; danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú.
Cán bộ trong Công an nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân cũng có thể được kéo dài tuổi phục vụ. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.[1]
Bài chi tiết: Bộ trưởng Bộ Công an (Việt Nam)
Từ năm 1975 đến 1998, Bộ Công an hợp nhất với Bộ Nội vụ. Chức vụ Bộ trưởng cũng được đổi thành Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Từ năm 1998, Bộ Nội vụ đổi tên thành Bộ Công an, dùng lại chức danh cũ Bộ trưởng Bộ Công an. Trong bảng dưới đây thống nhất trình bày dưới tên gọi chức danh thuộc Bộ Công an.
Hình ảnh đẹp về lực lượng An ninh nhân dân
11/07/2021 23:11 Lam Thanh
ANTD.VN - 75 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng An ninh nhân dân luôn tận trung với Đảng, không quản ngại hy sinh, gian khổ, lập nhiều chiến công xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Các cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng luôn mang trong mình lý tưởng và niềm tự hào “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ” như một phẩm chất cao quý góp phần tô thắm truyền thống Anh hùng của lực lượng Công an nhân dân.
Điện ảnh trong giai đoạn chữa lành, vượt khó
Hạng mục Phim điện ảnh ở giải Cánh diều năm nay chứng kiến màn chiến thắng “cả làng cùng vui” khi phim độc lập và nhà nước đều được vinh danh. Đại diện cho phim độc lập là “Đêm tối rực rỡ”, rinh về 5 cánh diều vàng ở hạng mục quan trọng gồm: Đạo diễn xuất sắc (Aaron Toronto), Nữ chính kiêm Biên kịch xuất sắc Lý Nguyễn Nhã Uyên; Nam diễn viên phụ xuất sắc Xuân Trang (vai Kim Hoàng) và Quay phim xuất sắc Nguyễn Khắc Nhật. Phim lấy bối cảnh đêm cuối cùng trong đám tang người cha giàu có của nhân vật Toàn (Kiến An). Thời điểm này, các con của ông Toàn là Kim Hoàng (Vũ Xuân Trang), Xuân Thanh (Nhã Uyên) và Kim Bảo (Kim B) tề tựu sau thời gian dài không gặp nhau. Biến cố đến khi ông Toàn vì cờ bạc, bị bọn cho vay đến tận đám tang ra tối hậu thư sẽ giết nếu không trả 3 tỷ đồng trước 6 giờ sáng. Từ đó, những nỗi đau dồn nén, uẩn khúc trong mỗi nhân vật dần được hé mở.
Trong khi đó, phim nhà nước sau nhiều năm thất trận nay cũng chứng kiến cuộc đổ bộ mạnh mẽ: “Bình minh đỏ” được vinh danh ở hạng mục Đạo diễn xuất sắc cho NSND Thanh Vân. Phim còn mang về giải Cánh diều bạc, Thiết kế mỹ thuật xuất sắc, Âm thanh xuất sắc, Âm nhạc xuất sắc, Nữ diễn viên phụ xuất sắc cho Phạm Bảo Hân và Nữ diễn viên triển vọng cho Phạm Quỳnh Anh. Phim “Maika - Cô bé đến từ hành tinh khác” (đạo diễn Hàm Trần” mang về cánh diều vàng cho Nam diễn viên chính xuất sắc Lại Trường Phú (vai Hùng). Trong khi đó, “Cơn giông” (đạo diễn Trần Ngọc Phong) và “Phượng cháy” (đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà) cũng nhận được bằng khen vinh danh.
Sau 2 năm dịch bệnh, con số 12 phim điện ảnh dự thi phần nào phản ánh sự khó khăn của điện ảnh quốc nội. Nhiều dự án được kỳ vọng về chất lượng bị đình trệ ở khâu sản xuất, phát hành… điện ảnh Việt vẫn còn những bộ phim thấm đượm tinh thần nhân văn, sự chữa lành như “Đêm tối rực rỡ”, “Maika - Cô bé đến từ hành tinh khác” đã là một sự nỗ lực đáng được ghi nhận.
Trên bục nhận Cánh diều vàng, Lý Nguyễn Nhã Uyên không giấu được sự xúc động. Cô nói, hành trình làm “Đêm tối rực rỡ” là máu, mồ hôi và nước mắt của rất nhiều con người. “Trong 4 năm qua, có rất nhiều lần tôi muốn bỏ cuộc nhưng ánh sáng để tôi đi tiếp là chúng ta hãy cùng nhau giúp đỡ những trẻ em có thể an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Cảm ơn Aaron vì nếu không có người chồng của tôi, tôi không thể tiếp tục làm nghề, không thể đứng ở đây ngày hôm nay”, Nhã Uyên tâm sự.
Mặc dù nhận được giải thưởng lớn, nhưng theo nhiều nhà phê bình điện ảnh, “Đêm tối rực rỡ” mới chỉ dừng lại ở mức “vừa đủ”. Hay nói như PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú – Chủ tịch Hội Điện ảnh về tiêu chí chấm giải năm nay: “Giải Cánh diều hướng đến sự tôn vinh tác phẩm có tay nghề, thể hiện cái mới - trong cách kể, câu chuyện. Chẳng hạn ở thể loại tâm lý xã hội, tác phẩm mô tả góc khuất, sự biến đổi tâm lý nhân vật nhưng điều quan trọng phải hướng thiện, nhân văn. “Đêm tối rực rỡ” là bộ phim cho thấy rõ tay nghề của đạo diễn, có nhiều mặt nổi trội ở cách thể hiện. Xung quanh đám tang, ta thấy đạo diễn vạch trần tận cùng sự xấu xa. Và cái kết được xử lý giỏi ở chỗ làm cho các nhân vật hướng thiện, biết buông bỏ, tha thứ và yêu thương nhau”.
Từ Lễ trao giải Cánh diều lần thứ 18, hạng mục Phim truyện điện ảnh hay nhất đã cho thấy xu hướng lựa chọn của ban giám khảo nghiêng về các phim đồng đều về chất lượng và doanh thu. Do đó, nhìn vào danh sách đề cử gồm 11 tác phẩm năm nay, chiến thắng của “Đêm tối rực rỡ” là kịch bản không khó đoán. So với năm ngoái, cuộc chiến giữa những cái tên như: “Bố già”, “Gái già lắm chiêu V”,... trở nên gay cấn, khi loạt ứng viên đều ngang tài ngang sức. Các phim có chất lượng khá đồng đều, doanh thu cũng ở mức cao.
Ở mùa giải năm nay, bên cạnh số lượng phim kinh dị áp đảo, 7/11 tác phẩm thuần giải trí. Đó còn chưa kể nhiều bộ phim chất lượng nhạt nhòa, doanh thu ảm đạm. Đối thủ duy nhất chỉ có thể là “Maika – Cô bé đến từ hành tinh khác” (đạo diễn Hàm Trần). Song, dự án có phần thất thế vì thuộc thể loại thiếu nhi. Khi ra rạp, phim không được nhiều khán giả đón nhận dù chất lượng tốt. Doanh thu ở mức đáng buồn khi dừng chân ở con số hơn 6 tỷ, lỗ nặng so với kinh phí xấp xỉ 30 tỷ đồng. “Đêm tối rực rỡ” trở thành ứng cử viên sáng giá nhờ cả câu chuyện dung dị, đẫm chất Việt. Đáng chú ý, con số hơn 20 tỷ đồng doanh thu của “Đêm tối rực rỡ” tuy chưa là gì so với một phim tư nhân ra rạp nhưng rất ý nghĩa với một tác phẩm độc lập - vốn khó tiếp cận khán giả đại chúng.
Nếu như chiến thắng của “Đêm tối rực rỡ” là xứng đáng thì sự trắng tay của “Lật mặt: 48h” (đạo diễn Lý Hải) lại một tiếc nuối. Không chỉ dừng lại ở doanh thu lý tưởng, 152 tỷ đồng, tác phẩm được đánh giá là sự lên tay của Lý Hải trong vai trò đạo diễn. Phim cũng nhận được phản hồi tích cực của giới phê bình điện ảnh.
Tương tự, ở hạng mục Phim truyền hình, không quá nhiều bất ngờ khi “Thương ngày nắng về” là phim xuất sắc nhất. Đạo diễn Bùi Tiến Huy đồng thời giành giải thưởng cá nhân. Điểm bất ngờ của hạng mục này là phim “11 tháng 5 ngày” (đạo diễn Nguyễn Đức Hiếu - Lê Đỗ Ngọc Linh) đồng giành Cánh diều vàng. “Cây táo nở hoa” (đạo diễn Thạch Thảo) và “Hương vị tình thân” (đạo diễn Danh Dũng) được trao Cánh diều bạc.
Đặc biệt, giải Cánh diều vàng cho Nữ diễn viên chính xuất sắc - Khả Ngân khiến dư luận dậy sóng. Nhiều ý kiến cho rằng thật vô lý khi NSƯT Thanh Quý diễn xuất quá đỉnh với vai mẹ Nga béo trong “Thương ngày nắng về” lại trắng tay. Thậm chí, Hồng Ánh còn không lọt vào đề cử dù vai diễn trong “Cây táo nở hoa” của chị đã lấy nước mắt của nhiều khán giả. Trong “11 tháng 5 ngày”, Khả Ngân diễn xuất tiến bộ, khắc phục được khuyết điểm, trưởng thành và cảm xúc hơn. Song giải Cánh diều vàng dường như vẫn là chiếc áo khá rộng cho nữ diễn viên trẻ này.
Trong khi đó, ở hạnh mục Phim hoạt hình và Tài liệu, Khoa học vẫn là cuộc đua độc mã của Công ty Cổ phần Hãng phim hoạt hình Việt Nam và Công ty TNHH Một thành viên Hãng phim Tài liệu & Khoa học TW. Riêng hạng mục Phim Tài liệu, cùng lắm sẽ có thêm ứng cử viên từ Đài truyền hình Việt Nam, với tổng số 45 đề cử - nhiều hơn hẳn so với các năm trước. Song, màn “góp” gió này chưa thực sự khiến Cánh diều ở hạng mục này trở nên sôi động với nhiều đơn vị chung tay như phim truyền hình, điện ảnh. Cánh diều vàng ở hạng mục phim Khoa học năm nay đã được trao cho đạo diễn Nguyễn Tài Văn với giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất qua phim “Sự cân bằng hoàn hảo của đôi cánh”, nhóm Nguyễn Tài Văn - Nguyễn Tài Việt - Nguyễn Đình Hoàn nhận giải thưởng Quay phim xuất sắc nhất (phim “Sự cân bằng hoàn hảo của đôi cánh”). “Ghép tạng, biến điều không thể thành có thể” của đạo diễn Nguyễn Hồng Việt nhận Cánh diều vàng phim xuất sắc.
Ở hạng mục Phim tài liệu, Cánh diều vàng Phim tài liệu xuất sắc nhất đã được trao cho “Hai bàn tay” của đạo diễn Đặng Thị Linh. Cô cũng đồng thời nhận giải thưởng Đạo diễn xuất sắc nhất. Giải Cánh diều vàng Quay phim xuất sắc nhất thuộc về Kiều Phong phim “Ngày cò con chào đời”.
Được kỳ vọng sẽ trở thành “Oscar của Việt Nam” trong tương lai, tuy nhiên, giải thưởng Cánh diều nhiều năm qua cũng như hiện tại đang giậm chân tại chỗ, cả về chất lượng và số lượng.
Nhìn nhận một cách thực tế với các phim dự thi Cánh diều 2021, nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt thẳng thắn thừa nhận: “Mặt bằng chung cho thấy thị trường phim điện ảnh hầu như không có gì đặc sắc. Cũng có thể do yếu tố đại dịch hai năm qua khiến cho rất nhiều tác phẩm hay bị đình trệ ở khâu sản xuất, phát hành… Song cơ bản, với một áp lực tìm kiếm doanh thu để tái đầu tư như một thị trường phim non trẻ kiểu Việt Nam, rất khó có thể tìm ra các tác phẩm có giá trị nghệ thuật lẫn thương mại để làm điểm nhấn cho giải thưởng. Vậy nên, theo kiểu đến hẹn lại lên, năm nay Cánh diều vàng vẫn tiếp tục câu chuyện “so bó đũa chọn cột cờ” như không thể khác”.
Một nhà sản xuất cho biết thị trường phim Việt doanh thu bằng 0, kéo dài sang đầu năm 2022 với một mùa phim Tết ảm đạm, đó là hệ quả của dịch bệnh kéo dài. Cánh diều vì thế cũng phản ánh một phần diện mạo của điện ảnh Việt khi năm qua dịch bệnh, thị trường tương đối ảm đạm. Nhưng đây, cũng là một tín hiệu tốt để thanh lọc lại thị trường, bởi khán giả Việt không còn ủng hộ phim Việt một cách vô điều kiện nữa nếu chất lượng của chúng yếu kém.
Sau cùng, bài toán quan trọng nhất là phải làm gì để phim Việt khởi sắc, trong khi thị trường điện ảnh đang ngày càng rộng mở? Làm thế nào để cạnh tranh sòng phẳng và thậm chí lội ngược dòng, không còn “thua đau trên sân nhà” như cách điện ảnh Hàn, Nhật đã đánh bại phim Hollywood? Phần đông giới chuyên gia đều khẳng định, con đường duy nhất để điện ảnh Việt khởi sắc là phải có phim hay, mà ở đó khán giả Việt thấy chính mình trong đó hoặc chia sẻ được những đồng cảm, ưu tư của họ về cuộc sống đương đại.
Dù thế nào thì sau mỗi mùa giải Cánh diều chúng ta cũng có nhiều điều đáng suy ngẫm. Làm thế nào để Cánh diều càng ngày càng bay lên cao chứ không thể chơi vơi như hiện nay, trong thời điểm mà sự hội nhập toàn cầu trong điện ảnh đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bao giờ diều bay cao? Câu hỏi này phải chờ chính người trong cuộc trả lời.