VTV.vn - Nhân chuyến đi chơi đông đủ cả nhà, Phong chính thức cầu hôn Yến, Đông cũng quyết định hỏi cưới Huyền.

Nhà Trắng Thất Thủ: Kẻ Phản Bội, Angel Has Fallen

Trên một cánh đồng khoai tây ở Hà Lan gần biên giới với Bỉ, anh Jacob van den Borne đang ngồi trong cabin điều khiển công nghệ cao nhìn không khác gì một khoang phi thuyền như trong các phim điện ảnh vũ trụ. Công việc của anh Borne là theo dõi 2 hệ thống tự động kiểm soát lượng dinh dưỡng, nước, khoáng chất, tốc độ phát triển của các cây khoai tây trên cánh đồng.

Thông thường những cánh đồng khoai tây trên thế giới cho khoảng 9 tấn sản phẩm mỗi mẫu Anh (1 Acre=4046,86 m2), nhưng cánh đồng của anh Borne cho tới 20 tấn sản lượng.

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hà Lan (tỷ Euro)

Câu chuyện của anh Borne là điều thường thấy tại Hà Lan, quốc gia chỉ rộng 41.543 km2 với dân số chỉ hơn 17,4 triệu người (Việt Nam rộng 331.231 km2 với dân số hơn 94,5 triệu người). Trong điều kiện khoảng 50% diện tích đất chỉ cao hơn 1m so với mực nước biển, còn lại thấp hơn, Hà Lan đã chứng minh một điều đáng kinh ngạc cho thế giới rằng tài nguyên thiên nhiên hay vị trí địa lý không ngăn cản được con người phát triển nông nghiệp.

Số liệu của Tổng cục thống kê Hà Lan (CBS) và trung tâm nghiên cứu kinh tế Wageningen (WUR) cho thấy xuất khẩu nông nghiệp năm 2020 của Hà Lan đạt mức kỷ lục 95,6 tỷ Euro, cao hơn 1% so với năm 2019. Tổng thặng dư xuất khẩu nông sản của Hà Lan năm 2020 đạt tới 41,9 tỷ Euro. Nếu tính cả những sản phẩm liên quan đến nông nghiệp thì con số này là 105,4 tỷ Euro và thặng dư 46,1 tỷ Euro.

Từ cách đây gần 20 năm, Hà Lan đã định hướng nền nông nghiệp theo quan điểm sản xuất càng nhiều với càng ít đầu vào. Kể từ năm 2000, anh Borne và những người nông dân Hà Lan đã giảm 90% lượng nước cần thiết cho việc tưới tiêu nhưng lại tăng mạnh sản lượng. Họ cũng gần như hoàn toàn ngừng sử dụng hóa chất cho việc trồng trọt.

Thậm chí, một lượng lớn khách du lịch cho biết họ không cần phải rửa rau khi ăn sống tại nhiều trang trại Hà Lan, qua đó cho thấy quốc gia này đang chuyển mình đi lên nông nghiệp hữu cơ mạnh mẽ.

Kể từ năm 2009, những trang trại chăn nuôi, giết mổ ở Hà Lan đã giảm 60% lượng kháng sinh sử dụng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và nâng cao sản lượng.

Không những thế, các doanh nghiệp cây giống ở Hà Lan cũng thuộc hàng top thế giới khi xuất khẩu tới 1,7 tỷ USD mỗi năm và không có sản phẩm nào là biến đổi gen (GMO).

Với mật độ dân số bình quân chỉ 414 người/m2, Hà Lan là nước xuất khẩu nông nghiệp lớn thứ 2 trên thế giới sau Mỹ nếu xét về tổng giá trị sản phẩm. Vậy tại sao quốc gia ngập trong nước biển này lại làm được kỳ diệu như vậy?

Dùng vệ tinh để làm nông nghiệp

Yếu tố quyết định nên thành công của Hà Lan là việc sử dụng công nghệ cao cũng như có quy hoạch chuẩn với ngành nông nghiệp. "Tăng gấp 2 sản lượng nhưng chỉ dùng ít đi một nửa tài nguyên" là khẩu hiệu mà những người làm nông nghiệp Hà Lan hướng đến.

Kể từ năm 2017, chính phủ nước này đã đầu tư 2 triệu Euro để mua số liệu vệ tinh quay quanh quỹ đạo trái đất nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả nông nghiệp. Theo đó, vệ tinh sẽ ghi lại các số liệu về độ ẩm, chất lượng đất, không khí, áp suất… qua đó giúp người nông dân xem xét các phương án tưới tiêu, bón phân, thụ phấn.

Phương pháp này giúp người nông dân Hà Lan can thiệp được chính xác đến quy trình trồng trọt, giúp tiết kiệm đáng kể hạt giống, phân bón, lượng nước tưới…

Bên cạnh đó, Hà Lan cũng có quy hoạch khá tốt cho ngành nông nghiệp. Không giống các nước nông nghiệp khác, đất trồng của Hà Lan luôn nằm xen kẽ với vùng ngoại ô hay thành thị. Những chuồng nuôi heo, nhà kính trồng khoai tây có thể nằm cạnh các tòa nhà cao trọc trời nhằm tận dụng đất trồng. Hơn 50% diện tích đất của Hà Lan được dùng cho nông nghiệp.

Nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng, Hà Lan ưa thích sử dụng những tổ hợp nhà kính để ứng dụng công nghệ cũng như kiểm soát quy trình phát triển của cây trồng. Hệ thống đèn Led, tưới tiêu, kiểm soát dinh dưỡng cho phép người nông dân can thiệp chính xác quá trình cây trồng sinh trưởng để tạo ra sản lượng cũng như chất lượng tốt nhất.

Thậm chí, những kỹ thuật hữu cơ như dùng rận Phytoseiulus Persimilis chống sâu bệnh nhưng không hại cây trồng cũng đã được ứng dụng ở các trang trại cà chua nhằm đảm bảo chất lượng và tăng sản lượng.

Nhờ những nông trại rộng lớn bằng kính, Hà Lan là nước xuất khẩu khoai tây, hành tây số 1 thế giới và xuất khẩu rau xanh thứ 2 toàn cầu xét về tổng giá trị. Khoảng 1/3 giao dịch thương mại hạt giống rau trên thế giới có xuất xứ từ Hà Lan. Thậm chí, đây là quốc gia xuất khẩu cà chua lớn trên thế giới dù loại nông sản này rất kén thời tiết.

Bộ não trung tâm của những chiến lược nông nghiệp này phải nói đến Trung tâm nghiên cứu Đại học Wageningen (WUR), cách thủ đô Amstrdem 80km và được công nhận là viện nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu thế giới.

Trung tâm WUR nằm trong một khu vực tập trung hàng loạt những công ty khởi nghiệp và các nhà kính thử nghiệm. Khu vực này được người Hà Lan mệnh danh là "Thung lũng nông nghiệp" (Food Valley) nhằm cho thấy tư duy ứng dụng công nghệ và nông nghiệp có tầm quan trọng thế nào với thành công nơi đây.

Ngày nay, khoảng 45% học sinh tốt nghiệp từ WUR được tuyển dụng ở nước ngoài với hơn 100 quốc gia khác nhau, qua đó cho thấy chất lượng giáo dục công nghệ nông nghiệp cũng như sự đầu tư của chính phủ cho mảng này.

Theo WUR, thế giới trong 40 năm tới cần phải sản xuất nhiều thực phẩm hơn tổng số lượng mà nông dân đã sản xuất ra trong hơn 8.000 năm qua nhằm qua bởi vào năm 2025, dân số toàn cầu sẽ tăng mạnh lên tới 10 tỷ người. Nếu không có sự ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp, rủi ro đói kém sẽ đe dọa đến toàn nhân loại.

Ngoài ứng dụng công nghệ, Hà Lan còn hiểu được những bất lợi của đất nước mình nhằm điều chỉnh định hướng đầu tư. Do đất ít lại không thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ nên thay vì trồng các cây trồng truyền thống có chi phí cao, nước này chuyển sang trồng các loại cây, rau hay chăn nuôi theo hướng thích hợp nhất.

Hàng năm, Hà Lan đầu tư bình quân 4.000 Euro/hecta đất nông nghiệp cùng hàng loạt các chính sách tài trợ, xây dựng hệ thống tưới tiêu, trợ giúp người nông dân. Quan điểm của chính quyền Amsterdam là do thiếu đất nên cần tập trung đầu tư hiệu suất cao cho từng khoảng đất.

Số liệu của CBS cho thấy nông sản chiếm tới hơn 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Lan và dù đứng sau Mỹ về tổng giá trị nhưng hiệu suất sử dụng đất lại đứng đầu thế giới. Tỷ trọng nông nghiệp của nước này chỉ chiếm 1,6% GDP và chưa đến 1,5% dân số Hà Lan tham gia làm nông nhưng những kỳ tích vẫn được lập nên một cách đáng kinh ngạc.

Do từng là nước Phương Tây cuối cùng chịu cảnh đói kém khi 20.000 người Hà Lan đã thiệt mạng do đói ăn vào cuối Thế chiến II nên chính quyền Amsterdam hiểu rõ tầm quan trọng của an ninh lương thực.

Theo Chủ tịch Hiệp hội nông trại hữu cơ Hà Lan, ông Kees van Zelderen, nước này phân bổ đến 10% ngân sách cho nghiên cứu nông nghiệp, một con số cực kỳ lớn so với nhiều nước khác.

Thậm chí giờ đây, các nhà khoa học Hà Lan không chỉ thảo luận về nền nông nghiệp nước nhà mà đang tìm hướng đi cho cả thế giới.

"Làm thế nào để những nghiên cứu của chúng tôi giúp ích được cho các nước đang phát triển?...Đó là một phần trong tất cả các cuộc thảo luận ở đây", chuyên gia Martin Scholten của nhóm khoa học chăn nuôi thuộc WUR nói.

Hiện tại ngành nông nghiệp lương thực của Hà Lan đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ bởi theo dự đoán, thế giới sẽ cần nuôi 10 tỷ người vào năm 2050. Quốc gia này là nơi tụ tập của 5.300 tập đoàn lớn trong ngành với 12 công ty hàng đầu thế giới. Những cái tên như Kraft Heinz, Cargill, Mars...đều đặt trụ sở tại Hà Lan.

Thậm chí quốc gia này còn xây dựng những trang trại nổi (Floating Farms) trong điều kiện thiếu đất để làm nông sản.

Rõ ràng, tài nguyên thiên nhiên không phải thách thức lớn nhất với ngành nông nghiệp mà là sự quyết tâm của chính phủ cùng chiến lược quy hoạch hợp lý, áp dụng khoa học công nghệ để tăng gia sản xuất. Vấn đề của các nhà hoạch định chính sách Hà Lan chắc chắn không phải là "liệu có làm được không?" mà phải là "sẽ làm như thế nào?".

*Nguồn: CBS, WEF, National Geographic...

Chương trình có sự tham gia, đồng hành của Hội Thủy sản Việt Nam (VINAFIS); Trung tâm Hợp tác Quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS);… nhằm tăng sự kết nối, giao thương; đồng thời, tạo các diễn đàn khoa học, cập nhật công nghệ, kiến thức và xu hướng mới trong nuôi trồng thủy sản.

Theo Cục thủy sản, Việt Nam có lợi thế về đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi dày đặc cùng tiềm năng phát triển ngành thủy sản rất lớn.

Trong đó, ngành nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản, góp phần đáng kể vào an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.

Theo thống kê, tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023.

Nông dân huyện Cần Giờ nuôi thủy hải sản trên các lồng bè.

Trong đó, nuôi trồng thủy sản đạt hơn 2,43 triệu tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản 4,355 tỷ USD, tăng 4,9% so cùng kỳ năm 2023.

Tuy vậy, hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng đối mặt nhiều khó khăn dịch bệnh, tình trạng biến đổi khí hậu; ô nhiễm môi trường,… gây tác động tiêu cực đến người nuôi trồng.

Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt và các rào cản thương mại ngày càng gia tăng từ các thị trường lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu cũng gây ra những trở ngại đáng kể.

Để thích ứng với những biến đổi của thị trường và bảo đảm sự phát triển bền vững, ngành nuôi trồng thủy sản đang tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Phát triển thị trường thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới và nâng cao giá trị thương hiệu cho thủy sản Việt Nam.

Tại triển lãm lần này, các đơn vị tổ chức cũng thực hiện các hội thảo chuyên đề như: Hội nghị quốc tế nuôi trồng thủy sản lần thứ 6 với chủ đề “Giảm phát thải khí nhà kính và phát triển kinh tế xanh trong nuôi trồng thủy sản”; Hội nghị An toàn sinh học khu vực châu Á;…

Các hội nghị không chỉ là diễn đàn khoa học mà còn mang đến cơ hội trao đổi, tranh luận và học tập cho các doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thủy sản.

Đây cũng sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận gần hơn đến khách hàng mục tiêu và quảng bá, gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.

Triển lãm dự kiến diễn ra từ ngày 9 đến 11/10 tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh) quy tụ hơn 100 đơn vị trưng bày và thu hút khoảng 4.000 khách tham quan từ hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ.