Chị Huỳnh Thu Minh là chủ sở hữu của Công Ty TNHH MTV CHĂM SÓC SẮC ĐẸP THU MINH uy tín bậc nhất tại Cần Thơ. Từ 2017 đến nay, iTamLoan vinh hạnh khi nhiều lần được đón tiếp Chị đến showroom mua sắm và sử dụng dịch vụ.

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu Nhật Minh Tân Khác

LONGBIEN MARATHON 2023 Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 63 năm 2022 - Tiền Phong Marathon 2022 Wow Marathon Phú Quốc 2020 The 61st Tien Phong Marathon national championship 2020

Anh Huỳnh Hữu Hội, phụ huynh em Huỳnh Trọng Nhân

Trọng Nhân du học cùng EduPath từ 2015 và hiện đang là sinh viên tại Arizona State University #103 N.U, bang AZ

Nhận được lời mời tham gia cuộc thi viết kỷ niệm hành trình 10 năm hoạt động của EduPath từ Cô Đào Phương Thúy, gia đình chúng tôi không khỏi bồi hồi xúc động vì những cảm xúc cách nay 5-6 năm tưởng đâu đã ngủ yên bỗng dưng lại ùa về một cách dào dạt như mới diễn ra ngày hôm qua!

Câu chuyện đồng hành cùng EduPath có lẽ là một mối nhân duyên đã diễn ra cách nay đã hơn 5 năm vào một ngày đẹp trời cuối năm 2014. Cũng như bao bậc cha mẹ khác, khi quyết định cho con đi du học thì gia đình chúng tôi cũng đã tham khảo rất nhiều trung tâm tư vấn du học có tiếng tăm ở Sài Gòn nhưng cuối cùng đã quyết định chọn EduPath làm nơi gửi gắm niềm tin của mình.

Nói một chút tâm linh thì địa chỉ 68 Võ Thị Sáu cũng tạo được một chút ấn tượng tốt với gia đình chúng tôi vì đó là con số “Lộc Phát”, nhưng thực sự quyết định chọn EduPath để làm bạn đồng hành lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự tận tâm và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tại đây. Chúng tôi cảm nhận được sự nhiệt tình, trung thực và luôn luôn phục vụ khách hàng hết mình từ Cô Thiều Hạnh – Giám Đốc , Cô Đào Phương Thúy và các nhân viên tư vấn đến nhân viên tiếp tân và cả anh bảo vệ.

Thực sự là gia đình tôi rất kỹ tính, nên chúng tôi đã ghé văn phòng công ty rất nhiều lần, ngoài việc hỏi thăm thông tin các chương trình du học, chúng tôi còn chú ý quan sát cách các nhân viên tư vấn cho khách hàng, cách các nhân viên huấn luyện cho du học sinh trước khi đi phỏng vấn, khả năng giải đáp các thắc mắc của khách hàng… nên chúng tôi hoàn toàn yên tâm khi quyết định chọn EduPath.

Trong các chương trình được công ty tư vấn, chúng tôi quyết định cho con theo học chương trình trao đổi văn hóa và thực sự chúng tôi rất hài lòng về chương trình này về tính nhân văn của nó. Du học sinh sẽ được ở cùng gia đình người bản xứ trong một năm học để ngoài việc trao dồi tiếng Anh còn có thể tìm hiểu văn hóa và cuộc sống của người Mỹ với một chi phí phải nói là khá hợp lý so với các chương trình du học khác.

Gia đình nhận nuôi du học sinh được gọi là host, và bà mẹ host cũng giống như mẹ nuôi, mặc dù khi tham gia chương trình mình phải ký cam kết không được cho con làm con nuôi, sau đây mình xin được gọi là mom C. Năm đó cũng là năm đầu tiên mom C nhận nuôi du học sinh. Mom nói đó là truyền thống gia đình, trước đây mẹ của mom cũng làm host và mom cũng muốn trải nghiệm như vậy. Từ khi liên lạc với nhau, mom đã cho thấy sự nhiệt tình và chu đáo đến từng chi tiết. Ví dụ như, mom hỏi con thích màu gì để mom trang trí căn phòng theo màu đó.

Lần đầu tiên một đứa trẻ 16 tuổi xách va-li đi một mình sang xứ lạ, hai vợ chồng thật sự mất ăn mất ngủ, cứ canh giờ máy bay đáp khi quá cảnh để liên lạc với con nhờ wifi của sân bay, dặn dò con sợ chuyến bay bị đổi giờ hay đổi cổng, cho đến khi nhận được hình ảnh của mom gởi về thì mới thở phào nhẹ nhõm.

Mom huy động cả gia đình và những bạn trẻ hàng xóm cùng tuổi để ra sân bay đón con cùng những băng rôn tự vẽ thật là dễ thương. Và khi về đến nhà, con bước vô phòng thì có cả một cái bản đồ VN trên bàn. Điều này nói ra nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra kiếm được cái bản đồ VN trên đất Mỹ không hề là chuyện dễ dàng!

Cứ cuối tuần là mom dẫn đi chơi, ít nhất cũng là đi coi phim, không thì đi picnic, đi du lịch, lễ hội… Trong một năm học ở với mom, con đã được đi hết chiều ngang của nước Mỹ qua tận New York, Texas, California… và sang cả đất nước Mexico. Thực sự nếu là mình thì mình không biết bao giờ mới làm cho con được như vậy!

Mình cứ nhớ mãi 1 kỷ niệm, đó là lần xin visa Canada online cho con. Do mình đinh ninh mọi giấy tờ đều ổn do đã làm ở VN rồi nên chỉ gởi file qua nhờ mom in ra mà không biết rằng file pdf khi mở bằng các phiên bản khác nhau có thể bị mất nội dung.

Mom phải chở con đến văn phòng visa cách nhà tới 3 giờ lái xe để lăn tay, nhưng khi vào nộp thì họ từ chối. Đã mất công lái xe 3 tiếng đồng hồ chẳng lẽ lại chạy về! Lúc đó đã gần trưa bên Mỹ và cũng gần nửa đêm ở VN, con gọi điện về nói mom rất bối rối và lo lắng vì không hiểu sao bị từ chối. Sau rất nhiều lần kiểm tra qua lại mới phát hiện được nguyên nhân, lại phải nhờ một người bà con gởi lại file pdf đầy đủ, rồi mom lại phải chạy vòng vòng tìm chỗ in rồi đợi tới đầu giờ chiều đem vô nộp lại. Tội nghiệp, mom phải nhịn đói đến khi xong việc thì cũng 2 giờ trưa mới đi tìm chỗ để ăn, lúc đó ở VN cũng 2 giờ sáng. Hú hồn!

Ngày con về VN nghỉ hè, mom gọi con lại và đưa cho con một món quà. Mom nói đây là một món quà nhỏ thôi. Đố các bạn đoán được món quà đó là gì? Thật sự mình cũng không thể nào tưởng tượng ra được món quà đó với tư duy đầu óc của mình. Đó là một chiếc chìa khóa nhà được đóng gói trang trọng với nền là Quốc kỳ Mỹ. Mom nói mom coi con như là một thành viên của gia đình và con có thể đến nhà mom bất cứ lúc nào con muốn!

Lại có một lần mom post trên Facebook về kế hoạch nhận host thêm vài năm rồi nghỉ ngơi, mình có nói chơi là có thể cho chúng tôi gởi đứa con thứ hai vào năm 2020 không? Vậy mà mom nhớ và lên kế hoạch thiệt!

Sang năm lớp 12, con đổi qua tiểu bang Arizona nên phải tạm biệt mom C và ở nhà một host mới là mom M. Mom M cũng vậy, thường dắt con đi chơi vào cuối tuần và bất cứ cuộc họp mặt gia đình nào mom cũng dắt con theo như một thành viên trong nhà.

Thấm thoắt một năm học trôi qua, gia đình mình quyết định sang dự lễ tốt nghiệp trung học của con và nhờ mom tìm giúp khách sạn ở gần, nhưng mom nói mom có một người hàng xóm có phòng trống có thể ở được. Đến ngày gia đình mình qua, mom đón tại sân bay chở về nhà và mom nói rằng gia đình mình cứ sử dụng phòng của mom còn mom sẽ sang nhà người hàng xóm để ngủ. Thật bất ngờ không thể nào nói nên lời! Ôi căn phòng của mom thật là đẹp với vô số đồ trang trí, một cái giường King và mười cái gối!

Mom có một người con trai là anh C và một ông khách trọ là ông J. Ngày đầu tiên, hai vợ chồng chúng tôi chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn xong do bị trái múi giờ nên mệt quá lăn ra ngủ, đến khi thức dậy thì anh C đã nấu nướng xong hết rồi! Thiệt là ngại quá đi!

Đến hôm lễ tốt nghiệp, mom phân công ông J chở con tới trường trước vì học sinh phải đến sớm để tập dượt làm lễ, và giao cho ông J thêm một nhiệm vụ nữa là giữ chỗ trên khán đài để mom chở gia đình mình tới sau. Khi gia đình mình đến, khán đài cũng khá đông, nhưng dãy ghế mà ông J giữ bằng cách ngồi chắn một đầu và để cái nón cowboy ở đầu kia thì vẫn còn đó. Ổng cười và nói: “Nãy giờ nhiều người hỏi lắm nhưng tôi nói không được, hôm nay gia đình tôi toàn ông nội ông ngoại người già không hà, phải ngồi ở đây chứ không leo cao được!”, và không quên kèm theo một cái nháy mắt tinh nghịch.

Ngày cuối ở nhà, mom nói sẽ đãi steak nướng kiểu Mỹ nhưng đến bữa ăn không thấy ông J đâu, hỏi mom thì mom nói ổng đi làm từ sáng sớm, về nhà nướng thịt xong mệt quá nên ngủ mất rồi! Ôi thật là một người tốt bụng!

Rồi năm sau con lại chuyển trường nên phải chuyển sang host mới, nhưng mom M cứ canh mỗi khi con có dịp nghỉ lễ hay nghỉ giữa hai học kỳ là lại chạy sang đón con về nhà để chở đi chơi, đi ăn…

Con vẫn học ở tiểu bang Arizona suốt 5 năm nay nhưng do trải qua nhiều trường ở nhiều vùng khác nhau nên cũng không ở nhà mom M được. Tuy nhiên, như đã nói ở trên cứ có mỗi dịp nghỉ lễ là mom lại chạy xe mấy tiếng đồng hồ đón con về nhà để chăm sóc.

Rồi đại dịch Covid xảy ra, gia đình chúng tôi thật sự bối rối và lo lắng khi không biết phải giải quyết như thế nào giữa việc học và sự an toàn của con, giữa việc ở lại nước Mỹ hay quay về VN?

Thật là may mắn và như chuyện cổ tích, mom M đã đón con về nhà từ đợt nghỉ giữa kỳ mùa Xuân (trước khi trường đại học thông báo cách ly) và chăm lo cho con trong suốt thời gian học online cho tới khi nghỉ hè. Gia đình chúng tôi có ngỏ ý gởi lại cho mom chi phí sinh hoạt nhưng đến tháng thứ hai thì mom nói mom không nhận nữa, và mom nói rằng việc chăm sóc cho con đó là niềm vui của mom và mom đủ khả năng để làm điều đó. Mom và người con trai là anh C cũng liên tục động viên gia đình chúng tôi đừng quá lo lắng cho tình trạng của con vì đã có gia đình mom bảo bọc.

Mom cũng thông báo cho chúng tôi biết kế hoạch trong thời gian nghỉ hè sẽ cho con cùng đi với gia đình trong chuyến du lịch thăm bạn bè tại tiểu bang Utah, tiểu bang California và chuyến đi tham dự tiệc cưới trong gia đình tại tiểu bang New Mexico.

Ngoài ra, anh C còn dành thời gian để tập cho con lái xe và hướng dẫn cho con thi lấy bằng lái. Và mom cũng nói là mom đã lên kế hoạch cho việc đón mừng lễ tốt nghiệp đại học của con vào năm sau 2021!

Và còn nhiều nữa những kỷ niệm không thể nào kể hết được. Thật không thể nói hết lòng biết ơn của gia đình mình đến với những bà mẹ Mỹ và những người bạn Mỹ. Thôi thì lòng biết ơn sẽ giữ mãi trong tim và hy vọng sẽ có một ngày nào đó được đền đáp.

Với tất cả những câu chuyện đong đầy tình cảm và trải dài trên suốt hành trình nhiều năm như vậy, các bạn cũng dễ dàng hiểu rằng khi chuẩn bị cho đứa con thứ hai của chúng tôi đi du học vào năm nay, lựa chọn duy nhất và không thể khác được của gia đình chúng tôi đương nhiên là EduPath!

Rất nhiều gia đình bạn bè của chúng tôi sau khi nghe được những câu chuyện thú vị và hạnh phúc của chúng tôi, cũng đã chọn EduPath làm nơi gửi gắm tất cả niềm tin của họ trong việc chuẩn bị cho con cái đi du học.

Trên chuyến xe con đang lái về phía trước, chúng tôi không quên chân thành cảm ơn sự giúp sức của gia đình, bà con hai bờ Đông-Tây nước Mỹ, sự hỗ trợ của Quý Công ty EduPath, Cô Thiều Hạnh, Cô Đào Phương Thúy cũng như tất cả nhân viên của công ty!

Mến chúc tất cả luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc, công ty ngày càng phát triển và lớn mạnh, luôn nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu học tập và du học của các em học sinh, là chỗ dựa vững chắc cho các bậc phụ huynh trong việc tìm kiếm các giải pháp du học tối ưu cũng như giải quyết hoàn hảo các vấn đề phát sinh trong quá trình du học.

Bé thứ hai của chúng tôi đã sẵn sàng cho chuyến du học năm nay.

Vậy còn các bạn trẻ học sinh thì sao? Các bạn đã sẵn sàng chưa?

“Còn có luật pháp, mình không làm gì sai thì mình cứ khiếu nại”

Bình thường do giờ giấc đi học bắt đầu lúc 8h nên tôi có thói quen dậy trễ, vậy mà sáng nay không cần hẹn giờ đồng hồ báo thức tôi đã bật dậy khi đồng hồ điểm đúng 4h sáng. Hôm nay gia đình tôi đi thăm ba tháng 4 – 2014.

Chúng tôi khởi hành từ rất sớm để tranh thủ thời gian gặp ba vì đường cuối tuần khá đông, gia đình các phạm nhân khác cũng thường thăm gặp dịp cuối tuần nên chúng tôi sợ thời gian sẽ bị cắt bớt. Nhìn mọi người lao nhao bảo nhau kiểm tra thứ này đã mang chưa, thứ kia đã mua chưa, ghé mua hai tô phở gà rồi ủ nóng cho ba Thức và bạn cùng phòng, tôi thấy được tình thương và lo lắng của mọi người dành cho ba. Khác với những lần đi thăm trước, tôi cảm nhận được sự hi vọng bừng lên trong ánh mắt của mỗi người về ngày đoàn tụ, nhất là thời gian gần đây nhà cầm quyền đã có những động thái tích cực phóng thích 3 tù nhân lương tâm. Nào là bác Nguyễn Hữu Cầu ở tù còn lâu hơn Nelson Mandela đến 10 năm; ông Cù Huy Hà Vũ chụp hình với vợ ở sân bay trông thật tươi; mọi người chọn ngày thầy Đinh Đăng Định mất là ngày Bauxit Việt Nam… tất cả chủ đề đều bàn về sự kiện trả tự do cho tù nhân lương tâm và dự đoán động thái của chính quyền như thế nào.

Huyên thuyên một hồi đến cổng trại giam lúc nào tôi còn không hay, vậy là tôi sắp được gặp ba rồi. Không một lần nào gặp ba mà cảm giác của tôi khác đi, vừa hồi hộp vừa lo lắng. Hồi hộp vì cả tháng rồi mới được gặp lại ba, còn lo lắng là không biết kể những việc gì để ba vui và an tâm về gia đình ngoài này, vì tôi biết tính ba tuy trong tù nhưng vẫn luôn động viên ngược, lo lắng khuyên nhủ đủ điều cho mọi người bên ngoài. Trong lúc chờ làm thủ tục, gia đình tôi lúc nào làm thủ tục cũng lâu vì lần nào cũng gần xấp xỉ 10 người đi thăm ba, chúng tôi có gặp người thân của hai tù nhân lương tâm khác là ba của chú Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và vợ con của bác Nguyễn Ngọc Cường. Tôi cảm thấy rất đỗi tự hào khi mọi người đều khen ba Thức, nói rằng những dự đoán về kinh tế của ba cách đây 5 năm đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị. Sau khi làm thủ tục xong, chúng tôi vào phòng chờ, và rồi bóng hình quen thuộc cũng xuất hiện kèm một nụ cười tươi không thể lầm lẫn vào đâu được trên môi. Lần nào ba ra cũng đem theo một món quà cho mẹ, lần này ba khoe thành tựu là quả lựu đầu tiên mà đợt trước mẹ gửi hạt giống vào để ba trồng. Nhìn những món quà nhỏ bé nhưng chan chứa tình yêu thương đằng sau đó, lần nào mắt tôi cũng rươm rướm thương ba vô hạn. Ngày còn là một tổng giám đốc, ba rất mực thương yêu hai con và mẹ. Vậy mà bây giờ ở trong tù, tuy điều kiện sinh hoạt khó khăn nhưng tính ba vẫn như vậy, vẫn luôn lo lắng cho gia đình. Từng bó rau sạch, từng cành hoa dại, từng quả lựu do ba trồng tự nó mang trong mình tình thương, sự tỉ mỉ chăm bón từ chính sức lao động của ba, những bó rau do ba trồng ngon lắm. Sau đó là màn chào sân từ mưa nụ hôn của mấy cô chú dành cho ba, ai cũng ôm hôn ba hết, có con gái do bị ba hun nhiều quá nên không hun ba được nữa. Ba Thức rất vui vì biết chị Trâm sau năm đầu làm phó chủ tịch hội sinh viên thì sang năm hai đã làm chủ tịch hội này, nhà ai cũng bảo chị Trâm giống ba, có năng khiếu lãnh đạo. Chị Trâm còn nói ba ráng khỏe, chị đang đi làm để dành tiền, sau khi ba ra sẽ dẫn ba đi Mỹ chơi. Ba Thức trầm ngâm một hồi rồi nói: “Hồi ba còn ở ngoài, tuy nhà mình đã có đi du lịch trong nước và ngoài nước, nhưng thiếu sót nhất của ba là chưa có dịp dẫn tụi con đi xuyên Việt một chuyến, Việt Nam ta còn rất nhiều cảnh đẹp mà ẩn trong đó là các tiềm năng kinh tế về du lịch chưa phát triển hết được. Nhất định sau này khi ra tù ba và cả nhà sẽ đi du lịch xuyên Việt một chuyến”.

Ba quan tâm hỏi han tình hình ngoài này. Khi nghe anh Bin, con cô sáu, đang vừa học vừa đi làm thêm để dành tiền sắm xe hơi cho tiện việc đi lại bên Mỹ, vậy là ba của con khoe ngay hồi đó vừa sang Mỹ vài ngày đã lái xe bên đó, bên đó thủ tục lấy bằng lái dễ dàng và tiện lợi hơn bên VN mình nhiều. Nhất là khi đó Mỹ đã áp dụng hệ thống định vị GPS nên vấn đề đường xá không phải là trở ngại để lái xe bên đó, ba cũng bất ngờ khi biết công nghệ đó đã có ở VN, 5 năm ở trong đó ba của con bị “lúa” đi mất rồi. Nghe tin đó ba cũng vui, vì sự phát triển của ngành truyền thông VN, để áp dụng được công nghệ GPS đòi hỏi phải có một cơ sở hạ tầng băng thông mạng nhanh để truyền phát thông tin liên tục. Nghe tin cô sáu nói dãy nhà cho thuê ngày trước còn có người thuê bây giờ khó kiếm ra người thuê mặc dù đã hạ giá, ba nói tình hình kinh tế bây giờ rất ảm đạm, chuyến đi Nhật của Chủ tịch nước vừa rồi là để vận động Nhật trợ vốn cho VN thoát ra khỏi cái bẫy “Thu nhập bình quân”, cái bẫy này rất nguy hiểm mà trước đây ba đã cảnh báo, ba cũng khuyên mọi người cố gắng giữ công ăn việc làm ổn định trong thời buổi này, vì không có sự thay đổi nào phát huy hiệu quả bằng chính sự thay đổi thượng tầng.

Mọi người cũng quan tâm hỏi han ba về tình hình con mắt mới mổ, ba nói không sao, hai con mắt bây giờ đã bình thường như chưa từng bị gì, hai bên đã bằng độ nhau. Lần đi thăm này thấy ba của con hơi xí trai vì đen hơn, hỏi ra mới biết vì phòng nằm ở hướng Tây, một trong những phòng nóng nhất khu này mà lại vào mùa nắng nên rất nóng, tuy nhiên vì đang là mùa nắng nên muỗi cũng không nhiều như hồi mới chuyển qua. Tội ba con quá.

Nói chuyện về tình hình cuộc sống bên ngoài, một hồi thì nội dung câu chuyện được chuyển sang tình hình phóng thích tù nhân lương tâm ông Nguyễn Hữu Cầu và thầy Đinh Đăng Định, cùng việc cho đi nước ngoài chữa bệnh của bác Cù Huy Hà Vũ. Ba không bất ngờ khi nghe tin. Ba nói đó là điều bắt buộc sẽ xảy ra theo quy luật vận động của xã hội. Vấn đề là sớm hay muộn thôi, không ai có thể ngăn cản sự việc sẽ diễn ra, và điều này cho thấy sự thay đổi đang đến. Chính ba đã gửi đơn Giám đốc thẩm đến Thủ tướng và Chủ tịch nước từ trại giam, và ba nhắn gia đình: “Có quy định luật pháp rõ ràng, mình không làm gì sai, mình chỉ làm những gì luật pháp quy định thì mình cứ khiếu nại”. Gia đình nhất định một lòng làm những việc có thể làm được để đòi hỏi tự do chính đáng cho ba.

Cũng rất mừng là lần đi thăm này các chú an ninh trại giam đã đảm bảo đủ thời gian thăm gặp quy định và cũng không quá khắt khe trong nội dung trao đổi. Thế nhưng với tôi dường như bao nhiêu thời gian để nói chuyện với ba cũng không bao giờ là đủ, nhưng rồi đã đến lúc phải tạm chia tay ba thôi. Trước đó ba đã đọc cho tôi viết lại bài thơ tặng chị Trâm:

Những con đường dốc chập chững đồi gió biển

Những giờ giảng đường và những đêm thiếu ngủ

Vẫn miệt mài ngăn từng con chữ đẹp

Và chắt chiu những đồng tiền thắm đẫm mồ hôi con

Ba yêu con cô gái Việt xinh tươi

Mang trong tim một ước mơ ngời sáng

Giữa đất Mỹ bao la vẫn tự tin chinh phục

Thiếu vắng ba không làm con chùng bước

Vẫn vững vàng tung tăng tha thướt

Phụ nữ Lạc Hồng sán lạn Việt Nam

Em, nhớ chị những đêm hàn huyên ríu rít

Nhỏ to chuyện con gái đời thường

Chuyện mỗi ngày, mỗi chị em một nước

Không có người cho em bảo, em sai

Chị chiều em, lấy đó làm hạnh phúc

Nhà đầy ắp tiếng cười chứa chan

Mẹ, dâng tràn hi vọng và niềm vui

Tiếng cười đùa hi vọng chứa chan”

Tạm biệt ba, cả nhà lên xe về thành phố. Bỗng nhiên điện thoại ông Nội reo, BBC gọi hỏi thông tin về việc bác Vi Đức Hồi được trả tự do. Gia đình chúng tôi ai cũng dâng tràn niềm vui khi nghe tin này,  ai cũng tự hỏi là “khi nào sẽ đến Thức đây?” Tôi cảm nhận được sự quyết tâm của mọi người trong việc Giám đốc thẩm để đòi tự do cho ba Thức, ngày đoàn tụ sẽ không còn xa. Chỉ trong chiều hôm đó anh Nguyễn Tiến Trung cũng được trả tự do, khi đó tôi tiếc là mình không biết sớm hơn trước khi gặp ba để thông báo cho ba hay.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Liên minh châu Âu ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) [1] và các thoả thuận khác có một phần về thương mại với nhiều nước trên thế giới và đang đàm phán với nhiều nước khác.[2]

Bản mẫu:Kinh tế Liên minh châu Âu