Trường hợp Công ty ký hợp đồng môi giới với một cá nhân để cá nhân này làm trung gian giới thiệu khách hàng cho Công ty. Phí hoa hồng này được theo dõi riêng biệt đối với từng hợp đồng dịch vụ Công ty cung cấp, thì khi tính thuế Công ty hạch toán chi phí môi giới này vào loại chi phí nào?
Ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài có buộc sử dụng con dấu không?
Để trả lời câu hỏi: Ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài có buộc sử dụng con dấu không, chúng ta căn cứ theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 tại khoản 3 Điều 43 về dấu của doanh nghiệp.
Quy định này cho thấy việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của bản điều lệ công ty hoặc quy chế do tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có con dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng con dấu trong những giao dịch được quy định bởi pháp luật.
Như vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp phải sử dụng con dấu trong những hoạt động giao dịch được quy định bởi pháp luật. Nói cách khác, pháp luật hiện hành cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu trong những hoạt động giao dịch mà các bên có sự thoả thuận về việc sử dụng dấu.
Vì thế, pháp luật chỉ bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng con dấu của doanh nghiệp trong những giao dịch được quy định bởi pháp luật. Còn những giao dịch mà các bên tham gia ký kết có thể thỏa thuận có hoặc không sử dụng con dấu, kể cả trường hợp ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài thì pháp luật không bắt buộc phải sử dụng con dấu doanh nghiệp để giao dịch hợp đồng.
Trước đây, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 tại Điều 44 quy định các trường hợp doanh nghiệp phải sử dụng con dấu bao gồm:
Thực tế, tại nhiều quốc gia, doanh nghiệp không sử dụng con dấu mà chỉ áp dụng chữ ký của người đại diện pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp .
Vì thế, trong trường hợp ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài không đóng dấu mà chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền thì hợp đồng vẫn có giá trị nếu nội dung của giao dịch hợp đồng không trái với quy định pháp luật.
Lưu ý về thanh toán và phương thức thanh toán
Cần xác định rõ giá trị hợp đồng, đơn vị tiền tệ và phương thức thanh toán (chuyển khoản, séc, hoặc các phương thức khác). Nên quy định thời hạn thanh toán cụ thể và các điều kiện liên quan như tiền đặt cọc, phí dịch vụ, hoặc khoản phạt nếu chậm thanh toán để đảm bảo quyền lợi của cả hai bên.
Ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài thế nào cho đúng pháp luật?
Khi tham gia giao kết hợp đồng nói chung và ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài nói riêng thì các bên đều được thỏa thuận và thương lượng tự do về các điều kiện, điều khoản của hợp đồng, miễn là các thỏa thuận này không trái với quy định pháp luật và đi ngược với chuẩn mực đạo đức xã hội.
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 tại Điều 385 thì hợp đồng được xác định là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia ký kết về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền lợi và nghĩa vụ dân sự liên quan.
Đồng thời, căn cứ theo quy định của của Luật Thương mại số 36/2005/QH11 tại Điều 11, nguyên tắc tự do và tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại được xác định:
Nguyên tắc này khẳng định quyền tự quyết của các bên trong hoạt động thương mại, kể cả trường hợp ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài. Nhằm tạo điều kiện cho sự linh hoạt và hiệu quả trong giao dịch thương mại. Tuy nhiên, thỏa thuận phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu lực của hợp đồng.
Áp dụng pháp luật nào để giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại với công ty nước ngoài
Khi doanh nghiệp xảy ra tranh chấp thương mại khi ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài thì các bên căn cứ hợp đồng hay thỏa thuận với nhau về việc áp dụng luật pháp tại nước nào để giải quyết.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể căn cứ theo Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 tại Điều 14 quy định về luật áp dụng để giải quyết tranh chấp.
Trên đây là việc áp dụng pháp luật của quốc gia nào hay tập quán quốc tế để điều chỉnh và giải quyết khi xảy ra tranh chấp hợp đồng thương mại với công ty nước ngoài. Vì thế, việc lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng khi soạn thảo và ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài là điều quan trọng để tránh những rắc rối về sau.
Như vậy, việc ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài là một bước đi quan trọng, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho doanh nghiệp. Để đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hợp tác, các bên cần chú trọng đến việc thương thảo các điều khoản rõ ràng, hợp lý và bảo vệ quyền lợi của mình. Đồng thời, việc hiểu biết về các quy định pháp lý và văn hóa làm việc của đối tác cũng góp phần nâng cao tính bền vững của mối quan hệ.
Theo Bộ luật Lao động 2012 thì hiện nay người sử dụng lao động và người lao động có thể ký kết các loại hợp đồng sau: Hợp đồng thử việc, hợp đồng đào tạo nghề và hợp đồng lao động. Trong đó, các loại hợp đồng lao động bao gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Theo đó, ngoài hợp đồng thử việc, hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng lao động thì pháp luật lao động không quy định hợp đồng thực tập. Trên thực tế khi sinh viên đến thực tập thì sau khi kết thúc đợt thực tập tại doanh nghiệp sẽ được doanh nghiệp cấp cho giấy xác nhận quá trình thực tập.
Người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới dưới 3 tháng.
Do đó, công ty bạn cần phải xác định rõ loại hợp đồng mà Công ty ký với thực tập sinh làm việc tại Công ty theo quy định của Bộ luật Lao động để thực hiện đúng.
Lưu ý về ngôn ngữ hợp đồng khi soạn thảo ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài
Khi soạn thảo hợp đồng với công ty nước ngoài, cần lưu ý về ngôn ngữ sử dụng. Nên chọn ngôn ngữ mà cả hai bên đều hiểu rõ, thường là tiếng Anh. Cần quy định rõ ràng ngôn ngữ chính của hợp đồng và điều khoản về phiên dịch nếu cần thiết. Điều này giúp tránh hiểu nhầm và đảm bảo tính chính xác trong các điều khoản hợp đồng.
Kiểm tra pháp nhân giao kết của công ty nước ngoài
Khi soạn thảo ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài, việc kiểm tra pháp nhân giao kết là rất quan trọng. Bạn cần xác minh rằng công ty đối tác có tư cách pháp lý hợp lệ, bao gồm giấy phép hoạt động, mã số thuế và các chứng nhận liên quan. Điều này giúp đảm bảo rằng công ty có quyền ký kết hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch. Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh tại quốc gia của đối tác để tránh rủi ro pháp lý.
Thuế nhà thầu tính trên doanh thu tính thuế đối với một vài trường hợp cụ thể có tỷ lệ là bao nhiêu?
Căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 13 Thông tư 103/2014/TT-BTC thì tỷ lệ (%) thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế đối với một số trường hợp cụ thể:
- Đối với các hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, việc áp dụng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp căn cứ vào doanh thu chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với từng hoạt động kinh doanh do Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài thực hiện theo quy định tại hợp đồng. Trường hợp không tách riêng được giá trị từng hoạt động kinh doanh thì áp dụng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành nghề kinh doanh có tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất cho toàn bộ giá trị hợp đồng.
- Riêng đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm công trình xây dựng: Trường hợp hợp đồng nhà thầu tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì từng phần giá trị công việc theo hợp đồng được áp dụng tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu tương ứng với hoạt động kinh doanh đó. Trường hợp hợp đồng nhà thầu không tách riêng giá trị từng hoạt động kinh doanh thì thì tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế là 2% trên toàn bộ giá trị hợp đồng. Trường hợp Nhà thầu nước ngoài ký hợp đồng với các Nhà thầu phụ để giao lại toàn bộ các phần giá trị công việc hoặc hạng mục có bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị, Nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện phần giá trị dịch vụ còn lại theo hợp đồng nhà thầu thì tỷ lệ % thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng đối với ngành nghề dịch vụ (5%).
- Đối với hợp đồng cung cấp máy móc thiết bị có kèm theo các dịch vụ thực hiện tại Việt Nam, nếu tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì tính thuế theo tỷ lệ thuế riêng của từng phần giá trị hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng không tách riêng được giá trị máy móc thiết bị và giá trị các dịch vụ thì áp dụng tỷ lệ thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu tính thuế là 2%.
Như vậy, nhà thầu nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, hoặc cam kết giữa Nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam phải chịu thuế nhà thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cụ thể nội dung của hợp đồng giữa công ty anh/chị và công ty Thái Lan đó là gì mà anh/chị có thể xem xét về tỉ lệ (%) thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế.