Khi tỷ lệ thất nghiệp lên cao kỷ lục, các tân cử nhân và kỹ sư giảm mức lương mong muốn và sẵn sàng tìm việc, kể cả chân tay, ở các thành phố nhỏ hơn.
Trả lương cơ bản của công nhân 2023 thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, phạt thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Tổng quan về xu hướng du học và xuất khẩu lao động Hàn Quốc
Với hệ thống giáo dục đa dạng và chất lượng cao, cùng với các các trường đại học hàng đầu thế giới, Hàn Quốc đã thu hút hàng ngàn sinh viên quốc tế theo học. Sinh viên mong muốn sau khi tốt nghiệp Đại học tại Hàn Quốc sẽ có nhiều cơ hội việc làm tốt với mức thu nhập cao trong các tập đoàn lớn như Samsung, LG, Huyndai, Lotte… Hơn thế nữa, sinh viên du học Hàn Quốc vừa học vừa làm, họ còn có thể tự tạo ra thu nhập để trang trải chi phí du học, thậm chí còn có thể tiết kiệm tiền gửi về gia đình.
Về xuất khẩu lao động, Hàn Quốc cũng mở cửa cơ hội cho người lao động nước ngoài thông qua các chương trình visa lao động. Với thị trường lao động tiềm năng, đa dạng ngành nghề cũng như mức lương cho người lao động cao, Hàn Quốc đã thu hút được nhiều người lao động đến từ khắp nơi trên thế giới tham gia.
Mức thu nhập trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc là một trong những lý do khiến cho xu hướng du học Hàn Quốc và xuất khẩu lao động vào Hàn Quốc đang ngày càng gia tăng. Ngoài mức thu nhập hấp dẫn, bạn còn có cơ hội tích luỹ kinh nghiệm và việc làm đa dạng của thị trường lao động, kinh tế Hàn Quốc.
Mức trung bình 1 tháng ở Hàn Quốc đối với lao động nước ngoài
Hiện tại, các lao động nước ngoài tại Hàn Quốc được trả mức lương tối thiểu là 1.300.000 – 1.600.000 KRW/tháng, tương đương với 27 – 30 triệu đồng. Thời gian làm việc trung bình của người lao động nước ngoài là 8 tiếng/ngày và 5 ngày/tuần.
Đó chỉ mức lương trung bình theo thống kê, thực tế, mức thu nhập này vẫn có thể thay đổi (tăng hoặc giảm) tuỳ thuộc vào những yếu tố sau đây:
– Những ngành yêu cầu trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và tay nghề cao như Điện, điện tử, Cơ khí… sẽ có mức thu nhập cao hơn mức trung bình.
– Những công việc có tính chất nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại sẽ có mức lương cao hơn.
– Mức lương 1 tháng tại các công ty Hàn Quốc còn phụ thuộc vào khu vực làm việc của bạn: nếu bạn làm việc ở khu vực thành thị sẽ có thu nhập cao hơn khu vực ngoại thành và vùng nông thôn.
– Bạn sẽ được nhận lương theo bậc lương của doanh nghiệp, điều đó có nghĩa là nếu bậc lương của doanh nghiệp hoặc công ty của bạn cao thì bạn cũng sẽ nhận được mức lương cao tương ứng và ngược lại.
Lương thực nhận là lương sau khi trừ đi các khoản như thuế thu nhập, phí sinh hoạt nội trú hay bảo hiểm xã hội. Vì thế nên mức lương thực nhận của người lao động thường sẽ ít hơn mức lương cơ bản. Trung bình, mức lương thực nhận tối thiểu của người lao động ngước ngoài tại Hàn Quốc nằm trong khoảng 800.000 – 1.000.000 won/tháng, tương đương với 20 – 23 triệu đồng. Những công việc có tính chất nguy hiểm, nặng nhọc hay yêu cầu trình độ tay nghề cao thì có mức lương thực nhận cao hơn, khoảng từ 30 – 40 triệu đồng/tháng.
+ Phỏng Vấn Du Học Thạc Sĩ Hàn Quốc Cần Lưu Ý Gì?
+ Đi Du Học Hàn Quốc Có Được Đi Làm Thêm Không?
Đa số những bạn sinh viên du học Hàn Quốc theo diện tự túc (tự trả toàn bộ chi phí du học) đều lựa chọn vừa học vừa làm. Đa số các bạn sẽ làm những công việc làm thêm theo giờ như: nhân viên quán ăn, quán cafe, siêu thị, gia sư, phiên dịch viên, trợ giảng… Các công việc làm thêm này giúp họ có thêm thu nhập trang trải chi phí học tập cũng như giúp họ mở rộng mối quan hệ, nâng cao kỹ năng mềm cũng như có cơ hội trải nghiệm nền văn hoá của Hàn Quốc.
Vậy lương tháng của người Hàn Quốc tính theo giờ là bao nhiêu? Mức lương làm thêm theo giờ của sinh viên và người lao động bằng 150% lương cơ bản. Điều đó nghĩa là nếu với mỗi giờ làm việc bình thường bạn nhận được 6.470 won thì lương làm thêm theo giờ sẽ là 9.705 won. Nếu sinh viên hoặc người lao động làm thêm vào ngày nghỉ như cuối tuần hay ngày lễ (tối đa 5 tiếng/ngày) thì lương mỗi giờ tăng gấp 150% ngày thường.
Không sống theo kỳ vọng của gia đình
Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra hơn 11 triệu việc làm mới ở đô thị trong năm nay.
Năm 2020, Yu Qian (24 tuổi) vay 100.000 nhân dân tệ (15.000 USD) từ gia đình để mở trung tâm dạy vẽ cho trẻ em ở quê hương Trú Mã Điếm - thành phố cỡ trung thuộc tỉnh Hà Nam.
Các chú của Yu rời quê nhà vào đầu những năm 2000 để làm việc tại các thành phố ven biển. Mục tiêu của họ là kiếm đủ tiền nuôi cha mẹ, mua tài sản, kết hôn và nuôi con ở thành phố.
“Tôi không có kế hoạch sống ở thành phố hạng nhất. Quê tôi bây giờ đô thị hóa khá nhiều. Tiện nghi tôi sử dụng cũng giống như các bạn đồng trang lứa ở thành phố lớn. Tàu cao tốc cũng rất thuận tiện để đi bất cứ đâu”, Yu nói.
Đại dịch khiến xưởng vẽ của Yu phải đóng cửa gần một tháng. Tuy nhiên, anh cảm thấy ổn và không bị căng thẳng khi duy trì kế hoạch chỉ có một con trong tương lai.
“Nếu kết hôn, hầu hết thanh niên ở các thành phố nhỏ sẽ có ít nhất một tài sản, ôtô, tiền mặt khoảng 200.000 nhân dân tệ. Thường thì cha mẹ sẽ trang trải phần lớn chi phí này”, chàng trai nói thêm.
Thế hệ Z Trung Quốc mong muốn làm công việc với mức lương ưng ý. Ảnh: Bloomberg.
So với thế hệ Y, Gen Z Trung Quốc ít gặp áp lực hơn và có thể theo đuổi công việc phi truyền thống.
“Tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 có thể sẽ đến với chúng tôi sớm. Nhưng tôi thích sống với bố mẹ và mèo cưng. Gia đình hoàn toàn đồng ý với ước mơ trở thành người có ảnh hưởng trên mạng của tôi”, Wang Ang (19 tuổi), hiện làm việc bán thời gian, cho biết.
Năm 2020, Trung Quốc mở rộng định nghĩa “có việc làm” để bao gồm sinh viên mới tốt nghiệp mở cửa hàng online, chơi game hoặc lập blog. Đây là một phần của nỗ lực tăng tỷ lệ việc làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, sinh viên mới ra trường mở các trang web thương mại điện tử sẽ được xếp vào nhóm “đã làm việc”, miễn là họ có thể cung cấp liên kết đến cửa hàng online và thông tin đăng ký của nó.
Những người làm công việc tự do, bao gồm tiếp thị trực tuyến hay chơi thể thao điện tử, sẽ được phân loại theo “việc làm linh hoạt”.
Annie Wang, điều hành công ty quản lý người có ảnh hưởng trên mạng, cho biết: “Giới trẻ cảm thấy an toàn và tự tin hơn vào công việc cũng như thu nhập của mình. Họ không còn chịu áp lực sinh kế của cả gia đình và có thể tập trung vào lợi ích cá nhân”.
“Thế hệ Z của Trung Quốc đang tìm kiếm sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Một số trở thành người có ảnh hưởng bằng cách ghi lại cuộc sống tốt đẹp của chính mình và chia sẻ với mọi người”, cô nói thêm.