Nhiều kiến nghị đã được các hãng đưa ra, nhưng do ngân sách nhà nước có hạn, thu chi theo dự toán hằng năm và kế hoạch tài chính trung hạn đã được Quốc hội quyết định, hơn nữa lại đang phải tập trung cho chương trình phục hồi kinh tế sau dịch nên khó có khả năng hỗ trợ trực tiếp.
Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3 là gì?
Theo dân gian, quan niệm “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” được giải nghĩa theo hai cách phổ biến như sau:
Cách 1: Ngày 7, ngày 3 là ngày tam nương sát. Vào những ngày này, Ngọc Hoàng sẽ sai tam nương (ba cô gái) xuống trần gian để mê hoặc lòng người, khiến mọi người bỏ bê công việc, đi vào những chỗ vui chơi, đam mê rượu chè, cờ bạc, mọi việc không được tốt đẹp.
Dân gian quan niệm, mỗi tháng sẽ có 6 ngày tam nương. Đó là các ngày 3, 7, 13, 18, 22 và 27 âm lịch.
Cách 2: Ngày 7, ngày 3 là ngày lẻ (số lẻ), mà lẻ thì thường không có đôi, lẻ loi không có tính chất quây quần. Cái gì là chẵn thì cũng tốt hơn là lẻ.
Vì vậy nên người ta thường tránh không làm những việc lớn, đi lại hay ra những quyết định quan trọng trong những ngày này để không bị đen đủi, xui xẻo.
Thay vì chọn ngày, chúng ta nên làm gì để được may mắn, thành công?
Theo quan điểm Phật giáo, thay vì kiêng “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”, chúng ta nên làm những việc sau để được bình an, may mắn, mọi sự hanh thông, tốt đẹp:
1. Chú ý bồi dưỡng kiến thức, phải có phương án và thái độ xử lý công việc tốt đẹp. Như vậy mới đủ phục vụ cho mình trong công việc, chứ không phải là ngày tháng quyết định.
2. Tìm hiểu kiến thức Phật Pháp: Đức Phật thấy rõ sự thật của tất cả mọi việc. Phật Pháp là trí tuệ, hiện thực và phát triển. Cho nên, nếu muốn trở thành người văn minh, có hiểu biết, trí tuệ và hạnh phúc, giải trừ phiền nào, chúng ta nên tìm đến kiến thức của Phật Pháp.
Các bạn trẻ nghe giảng Phật Pháp
3. Vẫn làm việc, hoạt động, sinh hoạt bình thường vào những ngày mùng 7, mùng 3.
+ Nếu gia đình có việc cần hội họp thì vẫn xuất hành, vui vẻ đến tham dự.
+ Nhà có ai ốm đau thì vẫn đến phục vụ bình thường.
+ Hàng xóm có việc cần giúp đỡ thì hoan hỷ giúp đỡ.
+ Nếu cảm thấy có lợi nhuận thì vẫn buôn bán, kinh doanh bình thường, không cần kiêng.
4. Kiêng nói lời ác, suy nghĩ, việc làm ác vì sẽ mang đến nhân quả xấu cho mình bất cứ lúc nào.
Kiêng nói lời ác để tránh nhân quả không tốt (ảnh minh họa)
Trên đây là những chia sẻ của Cô Phạm Thị Yến (Pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán) - Chủ nhiệm CLB Cúc Vàng - Tập Tu Lục Hòa chùa Ba Vàng về quan niệm chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3 và những điều nên làm theo quan điểm đạo Phật để được may mắn, mọi sự tốt đẹp.
Quý vị có thể đăng ký tham gia CLB Cúc Vàng để được hướng dẫn tu tập và thực hành các nghi thức tâm linh, nghi lễ đúng chuẩn đạo Phật, mang lại may mắn, phúc lộc cho bản thân và gia đình tại đây: ĐĂNG KÝ ĐẠO TRÀNG CHÙA BA VÀNG TRỢ GIÚP, HƯỚNG DẪN TU TẬP.
Lý giải sự thật về quan niệm chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3
Người ta cho rằng ngày 7, ngày 3 là số lẻ nên suy ra sẽ đem lại xui xẻo. Tuy nhiên, đưa quan niệm này áp vào các trường hợp thì đều không phù hợp.
Vì ngày tháng là do con người quy định, chứ không liên quan đến ngày này là chẵn hay lẻ. Họ quy định mùng 1 là ngày đầu tiên thì cũng có thể quy định mùng 2 là ngày đầu tiên của tháng.
Ví dụ, ngày đó ở đất nước này xảy ra chiến tranh, nhưng cũng ngày đó ở đất nước khác thì lại là sự thành công, huy hoàng. Vậy thì không thể tính đây là ngày đẹp hay xấu được.
Thêm vào đó, con người mới có thể tạo nên sự giao tiếp nên chúng ta phải chủ động trong suy nghĩ, lời nói và hành động phù hợp khiến mình được vui vẻ, chứ không phụ thuộc vào là ngày nào.
+ Kể cả không phải ngày 7, ngày 3 nhưng nếu người cứ về đến nhà là lầm lì, không nói, cáu gắt thì gia đình cũng không thể hạnh phúc được.
+ Khi cần ký hợp đồng mà không tư duy thấu đáo, không có kiến thức, trình độ mà cứ chỉ chọn ngày thôi thì sẽ mắc sai lầm.
Nếu cần ký kết trong công việc, nếu chỉ chọn ngày tháng mà không tư duy thấu đáo thì sẽ mắc sai lầm (ảnh minh họa)