Dưới đây là số liệu 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (triệu tấn)

Campuchia – Top 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Campuchia là nước Đông Nam Á tiếp theo nằm trong top các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Hạt gạo của nước này hiện có mặt tại 60 quốc gia, chủ yếu là thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng 41.9%). Trong giai đoạn 2020-2021, Campuchia đã xuất khẩu khoảng 1.45 triệu tấn gạo. Ngoài Trung Quốc, Campuchia còn xuất khẩu sang một số thị trường khác như các nước Asean và EU…

Trên đây là top 10 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới 2021. Mỗi nước đều có cho riêng mình những thế mạnh về xuất khẩu khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều phải chịu áp lực nặng nề từ dịch Covid-19. Bảng xếp hạng vì thế có sự chuyển dịch nhẹ. Liệu rằng trong năm 2022, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị trí của mình? Hãy cùng Trung An đón xem nhé.

Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm được tiếp tục giữ vững như: Philippines, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Bờ Biển Ngà, Hồng Kông (Trung Quốc), một số khu vực thị trường ghi nhận tăng trưởng tốt như EU.

Theo Tổng cục Hải quan, năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 8,1 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đi đúng định hướng, gia tăng giá trị cho hạt gạo với các chủng loại như: gạo thơm, gạo nếp, gạo trắng cao cấp,…

Trong bối cảnh tình hình thế giới biến động phức tạp, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, tiềm ẩn rủi ro tới hoạt động thương mại hàng hóa toàn cầu, đặc biệt là nhóm hàng lương thực thực phẩm, trong đó có gạo. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành, địa phương về giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu đã góp phần mang lại cho hoạt động xuất khẩu gạo những kết quả tích cực.

Về phía Bộ Công Thương đã tích cực triển khai một số giải pháp trọng tâm về điều hành xuất khẩu, phát triển thị trường trong năm 2023. Theo đó, trong công tác điều hành xuất khẩu gạo, về cân đối cung cầu, bình ổn giá, đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Bộ Công Thương đã có văn bản đề nghị UBND các địa phương thực hiện trách nhiệm đã quy định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP; đồng thời, chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, lưu thông, tiêu thụ lúa, gạo trên địa bàn và việc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định. Bộ Công Thương cũng đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 15/8/2023 về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương có thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các thương nhân tổ chức các buổi họp, hội nghị để cùng thống nhất triển khai quyết liệt nhóm giải pháp để đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá lương thực trong nước và tạo thuận lợi, hạn chế rủi ro cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo theo từng giai đoạn trong năm.

Về công tác phát triển thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương đã tổ chức triển khai thực hiện tốt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 đã được phủ phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26/5/2023 của Thủ tướng Chính phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030.

Bên cạnh đó, chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại các quốc gia và vùng lãnh thổ theo dõi sát thông tin thị trường liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu nhóm hàng lương thực thực phẩm nói chung và gạo nói riêng, từ đó từng bước thiết lập kênh hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường đối với các địa phương và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo, hỗ trợ các thương nhân đầu mối xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) hoàn thiện hồ sơ đăng ký dữ liệu cơ sở chế biến xuất khẩu, tránh gián đoạn hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc.

Để đồng hành cùng ngành lúa gạo Việt Nam nói chung, doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng, Bộ Công Thương cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo trong tình hình mới.

Ấn Độ – top nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo, Ấn Độ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong năm 2021, chiếm hơn 25% thị phần toàn cầu. Dự kiến sản lượng gạo xuất khẩu đạt khoảng 15.5 triệu tấn, tăng 940.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường xuất khẩu gạo Ấn Độ non-basmati chủ yếu là các nước châu Phi và châu Á; còn với gạo basmati cao cấp chủ yếu xuất khẩu vào các nước Trung Đông, Hoa Kỳ và Anh.

Ngoài ra, tồn trữ gạo cuối năm giai đoạn 2021-2022 tăng 11.6 triệu tấn so với dự báo trước đó, đẩy mức tổng trữ lượng lên 34.5 triệu tấn. Dự trữ gạo của nước này hiện cũng đạt mức cao kỷ lục. Về mức tiêu thụ gạo của Ấn Độ thì dự kiến cũng sẽ tăng khoảng 2.3 triệu tấn vào năm 2022. Khối lượng xuất khẩu gạo Ấn Độ được dự báo sẽ giảm 2.25 triệu tấn so với năm năm 2021 trước sự suy giảm thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, đây vẫn là mức cao kỷ lục thứ hai.

Thái Lan – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới 2021

Thái Lan là một trong những cái tên nổi bật  trong số các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Các nước xuất khẩu gạo Thái chủ yếu là Hoa Kỳ, Nam Phi, Angola, Trung Quốc và Nhật Bản. Theo USDA, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2021 của Thái Lan dự kiến rơi vào khoảng 6.1 triệu tấn, tăng 400.000 tấn gạo so với cùng kỳ năm 2020.

Mới đây, trong cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2021, gạo thơm Hom Mali của Thái đã đạt vị trí cao nhất. Cuộc thi cũng không có hạng mục giải nhì và giải ba nào. Giải thưởng này đã giúp cho Thái Lan có nhiều lợi thế hơn trên thị trường quốc tế. Theo ông  Chookiat Ophaswongse, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA), đây là sự nỗ lực từ cả hai phía Chính phủ và khu vực tư nhân đã chung tay cải thiện và nâng cao giá trị, chất lượng gạo.

Việt Nam – Top nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

Việt Nam xuất khẩu gạo thứ mấy thế giới ? Theo USDA, Việt Nam tiếp tục giữ vững vị trí thứ hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2021. Là một trong những nước phát triển từ nền văn minh lúa nước, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Do đó, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn cầu.

Hiện nay, hạt gạo Việt có mặt trên hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tổng khối lượng và kinh ngạch xuất khẩu gạo Việt trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 5.7 triệu tấn với 3 tỷ USD. Riêng tháng 11/2021, giá gạo xuất khẩu rơi vào khoảng 527.28 USD/tấn, tăng 7%; trong khi đó giá gạo trong nước vẫn giữ mức ổn định.

Cục An toàn thực phẩm (VFA) cũng dự báo sản lượng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn tiếp tục đạt trên 6 triệu tấn vào năm 2022. Theo nhiều doanh nghiệp, thời điểm cuối năm và cận Tết nguyên đán là khoảng thời gian thấp điểm, hoạt động xuất khẩu có xu hướng chậm lại. Dù các doanh nghiệp đã chủ động hơn đối với các đơn hàng xuất khẩu đến quý I/2022, giá tàu biển vẫn rất cao, ảnh hưởng nhiều việc vận chuyển và nguồn hàng cung ứng.

Là nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc được biết đến là thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gạo lớn nhất. Tỷ lệ dự trữ cũng rất cao. Xét về tổng thể, thị trường này chiếm một vai trò quan trọng đối với việc xuất và nhập khẩu. Các nước xuất khẩu gạo chính của Trung Quốc chủ yếu là khu vực lân cận như Hàn Quốc, Mông Cổ, Hồng Kông,…

So với năm trước, Trung Quốc chiếm phần lớn trong tổng mức tăng dự kiến về tiêu thụ gạo toàn cầu. Tổng tiêu thụ gạo của nước này dự báo tăng từ 5.4 triệu tấn, đẩy tổng lượng gạo tiêu thụ tổng thể lên 155.7 triệu tấn. Đồng thời việc sử dụng gạo làm thức ăn chăn nuôi và phục vụ ngành công nghiệp vẫn chiếm đa số mức tăng dự kiến của nước này giai đoạn 2021-2022.

Đáng chú ý là Lệnh 248, 249 đối với các loại nông sản nhập khẩu vào Trung Quốc. Có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, bao bì đóng gói,… lần lượt được đưa ra. Quy định này mở ra thách thức mới cho các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tỷ dân.