+ Trường hợp doanh nghiệp trả khoản tiền trợ cấp mất việc làm cho người lao động bị mất việc theo đúng đối tượng và mức quy định của Bộ Luật lao động thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của người lao động
Trợ cấp thất nghiệp là khoản thu nhập không bị tính thuế TNCN
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Minh đóng BHTN 55 tháng với lương bình quân 6 tháng cuối cùng là 8.000.000đ
1. Xác định thời gian được hưởng BHTN của ông Bà Nguyễn Thị Minh: Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm số: 38/2013/QH13 thì:
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Do vậy thời gian được hưởng BHTN của ông Bà Nguyễn Thị Minh như sau:
+ 36 tháng BHTN đầu tiên: Được hưởng 3 tháng trợ cấp
+ 12 tháng BHTN tiếp theo: Được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
+ Số tháng còn dư là 7 tháng BHTN: Sẽ để cộng dồn vào lần hưởng BHTN sau.
2. Xác định mức hưởng BHTN của ông Bà Nguyễn Thị Minh: Theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm số: 38/2013/QH13 thì:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm:
Trợ cấp thất nghiệp là khoản tiền mà người lao động nhận được từ cơ quan bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động mà chưa tìm được việc làm mới.
Dưới đây, Kế Toán Thiên Ưng sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu xem: Khi người lao động nhận được khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này thì có phải chịu thuế TNCN hay không?
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế Trợ cấp thôi việc không bị tính thuế TNCN
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp mất việc làm là khoản tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật Lao Động số 45/2019/QH14
Theo hướng dẫn tại tiết b.6, điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì:
Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế Trợ cấp thôi việc không bị tính thuế TNCN
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.