Một số chuyên gia kinh tế hàng đầu Châu Á đã có những đánh giá tại Diễn đàn quốc tế về Phát triển kinh tế và Chính sách công tại Indonesia (tháng 12/2016) cho rằng các nước có tỷ lệ tiết kiệm cao sẽ phát triển nhanh hơn. Kinh nghiệm quốc tế từ các nước Châu Á về những yếu tố quyết định của tỷ lệ tiết kiệm cao và thực tế tỷ lệ tiết kiệm cao đi kèm với tăng trưởng kinh tế cao hiện nay chỉ xảy ra tại các nước đang phát triển.
Các hình thức xuất khẩu phổ biến hiện nay?
Hiện nay, có 6 hình thức xuất khẩu phổ biến được các doanh nghiệp thực hiện;
– Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, bên mua hàng và đơn vị bán hàng sẽ trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương với nhau. Với điều kiện hợp đồng này phải tuân thủ và phù hợp với pháp luật của từng quốc gia, đồng thời đúng tiêu chuẩn của điều lệ mua bán quốc tế.
– Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức đưa hàng hóa ra nước ngoài qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị có hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa ra nước ngoài.
– Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức giao hàng tại chỗ, trên lãnh thổ Việt Nam, thay vì phải chuyển ra nước ngoài như xuất hàng hóa thông thường mà chúng ta vẫn thấy. Điều này xuất hiện khi người mua nước ngoài muốn hàng họ mua được giao cho đối tác của họ ngay tại Việt Nam.
– Gia công: là phương thức sản xuất mà công ty trong nước nhận tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu) từ công ty nước ngoài về để sản xuất hàng dựa trên yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa làm ra sẽ được bán ra nước ngoài theo chỉ định của công ty đặt hàng.
– Buôn bán đối lưu: là một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua đồng thời là người bán và ngược lại, với lượng hàng xuất và nhập khẩu có giá trị tương đương. Hình thức này còn gọi là xuất nhập khẩu liên kết, hay hàng đổi hàng.
– Tạm xuất tái nhập: là hình thức hàng trong nước được tạm xuất ra nước ngoài và sau một thời gian nhất định lại được nhập về nước ban đầu.
Theo Luật thương mại năm 2005, điều 28, khoản 1 của nước ta nêu rõ: “Nhập khẩu hàng hóa là việc đưa hàng hóa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì xuất khẩu là hoạt động mua hàng hóa/dịch vụ của một quốc gia khác với tiền tệ là phương thức thanh toán chính (hay đơn giản hơn nữa là bán hàng ra nước ngoài).
Tiền tệ được trao đổi ở đây là có thể sử dụng đơn vị tiền tệ của quốc gia bán hoặc quốc gia mua hoặc sử dụng đồng tiền của quốc gia thứ ba khác để thanh toán.
Nhập khẩu thể hiện mối quan hệ giao thương gắn kết của nền kinh tế một Quốc gia với nền kinh tế Thế giới. Hoạt động này tạo điều kiện:
– Kích thích sự cạnh tranh trong nước: giữa “hàng nội” và “hàng ngoại”, tạo động lực phát triển cho các nhà sản xuất trong nước, thanh lọc bớt những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả
– Phá vỡ thế độc quyền: đảm bảo phát triển nền kinh tế thị trường
– Đáp ứng những nhu cầu trong nước: với những sản phẩm/hàng hóa đặc thù (hiện tại quốc gia nhập khẩu chưa cung ứng được)
– Tiếp nhận nền công nghệ mới: từ thế giới đồng thời nâng cao trình độ của các doanh nghiệp trong nước
– Tạo điều kiện giao lưu phát triển của nền kinh tế quốc tế
Các hình thức nhập khẩu phổ biến hiện nay?
Hiện tại, các hoạt động nhập khẩu được thực hiện theo 5 hình thức chính:
– Nhập khẩu trực tiếp: là hình thức được thực hiện trực tiếp giữa 2 bên, người mua và người bán hàng hóa trực tiếp giao dịch với nhau, quá trình mua và bán không hề ràng buộc lẫn nhau.
– Nhập khẩu gián tiếp: là hình thức đưa hàng hóa vào một quốc gia qua đơn vị trung gian. Với hình thức này, đơn vị mua hàng sẽ ủy thác quyền cho một đơn vị thứ 3 với danh nghĩa bên nhận ủy thác để thay bạn đưa hàng hóa vào Việt Nam.
– Gia công: là hình thức mà bên nhận gia công của một nước nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết.
– Buôn bán đối lưu: là một hình thức trao đổi hàng hóa, người mua đồng thời là người bán và ngược lại. Hàng hóa và dịch vụ này được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương
– Tạm nhập tái xuất: là hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào lãnh thổ Việt Nam rồi sau đó hàng sẽ được xuất sang nước thứ 3.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn ý nghĩa và vai trò của các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước.
NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG
Nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị.
Tại sao liên kết trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị?
Vì hai nguyên tử cấu tạo nên phân tử nước mang điện tích trái dấu.
Nguyên tử oxygen có điện dương 1; nguyên tử oxygen có điện tích là âm 2.
Lực hút nhau giữa hai nguyên tử này khiến chúng dùng chung cặp electron (liên kết cộng hóa trị). Vì nguyên tử oxygen có lực hút mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.
Vậy nước có vai trò gì trong cơ thể sống?
Nước là thành phần không thể thiếu của mọi cơ thể sống. Ở người trưởng thành, nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể.
Có thể kể tới một vài vai trò chủ yếu của nước trong cơ thể như:
Thành phần cấu tạo nên tế bào, huyết tương, dịch khớp …
Ví dụ: khoảng 90% lượng dịch của tế bào chất là nước.
Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.
Nước giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể thông qua hoạt động toát mồ hôi, nước tiểu …
Vốn ODA Nhật Bản để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Đây là nhận định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương tại Hội thảo kinh tế cấp cao Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản diễn ra sáng nay, 7/3.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, quan hệ hợp tác phát triển Việt Nam - Nhật Bản là một trong những mối quan hệ hợp tác phát triển song phương thành công nhất của Việt Nam thời gian qua, “là một trụ cột quan trọng, là cầu nối, là chất xúc tác cho các lĩnh vực hợp tác khác giữa hai nước cùng phát triển”.
Sau hơn 30 năm, kể từ năm 1992 đến nay, với trên 2.700 tỷ Yên ODA vốn vay, gần 100 tỷ Yên viện trợ không hoàn lại và xấp xỉ 180 tỷ Yên hỗ trợ cho hợp tác kỹ thuật, viện trợ ODA của Nhật Bản chiếm trên 30% viện trợ phát triển song phương dành cho Việt Nam.
ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, thể hiện ở 4 điểm chính.
Thứ nhất, ODA Nhật Bản để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, tạo ra động lực thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Thứ hai, ODA Nhật Bản góp phần hỗ trợ chuyển giao công nghệ tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam.
Thứ ba, ODA Nhật Bản gián tiếp hoặc trực tiếp tạo ra điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Nhật Bản. “Đặc trưng ODA Nhật Bản là được sử dụng cho các dự án xây dựng hạ tầng quy mô lớn trong các lĩnh vực quan trọng như phát điện, cấp thoát nước, giao thông vận tải, qua đó cải thiện hạ tầng kinh tế xã hội và có tác động to lớn trong việc thu hút FDI ở Việt Nam”, Thứ trưởng Phương cho hay.
Thứ tư, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần xoá đói giảm nghèo, thông qua các dự án phát triển hạ tầng kinh tế quy mô nhỏ, đầu tư xây dựng các trường học, bệnh viện, đường giao thông nông thôn, cầu nhỏ và các công trình cấp nước, điện sinh hoạt tại các địa phương nghèo.
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn 2021-2030, nhất là thực hiện 3 đột phá chiến lược, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tiếp tục được xác định là cần thiết và quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam.
Nhật Bản có khả năng cung cấp vốn vay ODA cho các dự án phát triển hạ tầng quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam, nhất là việc triển khai 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội.
Theo Tuyên bố chung Hướng tới mở ra một giai đoạn mới của quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Nhật Bản vào tháng 11/2021, hai Thủ tướng nhất trí tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác sử dụng vốn viện trợ phát triển chính thức của Nhật Bản trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhằm đáp ứng nhu cầu mới phát sinh và lợi ích của hai nước, tương xứng với tiềm năng to lớn của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng hướng tới tương lai, với trọng tâm trong bốn lĩnh vực: Hạ tầng giao thông, hạ tầng ứng phó với biến đối khí hậu, y tế và chuyển đổi số, vì mục tiêu phục hồi kinh tế hậu đại dịch.
Để thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển giữa hai nước trong thời gian tới, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực hợp tác phát triển.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ để xử lý dứt điểm các vướng mắc đối với một số dự án sử dụng ODA của Nhật Bản đang triển khai tại Việt Nam.
“Đề nghị phía Nhật Bản xem xét, cung cấp những khoản vay lớn, tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho những dự án quy mô lớn, có tính chất liên vùng của Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực như hạ tầng giao thông, ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và y tế”, Thứ trưởng nói.