2.1. Chương trình đào tạo: theo định hướng nghiên cứu hoặc ứng dụng.

III. Điều kiện xét tuyển thạc sĩ

Người dự tuyển phải đáp ứng được yêu cầu về văn bằng đại học sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp đại học do các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam cấp. Đối với bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải có văn bản thẩm định và công nhận văn bằng của Cục Quản lí chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Trường hợp bằng tốt nghiệp đại học là ngành gần hoặc khác với ngành đăng ký dự tuyển trình độ thạc sĩ, người dự tuyển phải hoàn thành bổ sung kiến thức theo quy định tại Điều 8 của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Đại học Huế;

c) Người dự tuyển vào chương trình thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phải có bằng tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập đã được đăng tải trên tạp chí hoặc kỉ yếu hội nghị khoa học có phản biện;

d) Người dự tuyển vào chương trình thạc sĩ theo định hướng ứng dụng của các ngành quản trị và quản lí phải có bằng tốt nghiệp đại học liên quan đến chuyên môn, nghề nghiệp của lĩnh vực quản trị và quản lí hoặc đang công tác trong lĩnh vực liên quan đến ngành dự tuyển;

e) Người dự tuyển vào các chương trình đào tạo được dạy và học bằng tiếng nước ngoài phải đáp ứng với quy định tại khoản 5 Điều 5 của Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT và khoản 3 Điều 7 của Quy định tổ chức và quản lí chương trình đào tạo bằng tiếng nước ngoài tại Đại học Huế ban hành kèm theo Quyết định số 755/QĐ-ĐHH ngày 06/01/2020 của Giám đốc Đại học Huế.

Người dự tuyển phải đáp ứng được yêu cầu về trình độ ngoại ngữ sau đây:

a) Bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp đại học trở lên có chương trình đào tạo được thực hiện chủ yếu bằng tiếng nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp đã được Cục Quản lí chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

b) Bằng tốt nghiệp đại học do các đơn vị thành viên và thuộc Đại học Huế cấp từ tháng 6/2020 đến nay mà chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c) Các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được cấp bởi các đơn vị đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận đủ điều kiện tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Thông báo số 138/TB-QLCL ngày 08/02/2021 của Cục Quản lí chất lượng – Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các chứng chỉ tương đương khác.

(Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ, Viện sẽ hỗ trợ tổ chức ôn tập và thi chứng chỉ ngoại ngữ —> Xem thêm mục 8 của thông báo này)

3.3. Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự.

3.4. Có đủ sức khoẻ để học tập.

3.5. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định.

IV. Đối tượng và chính sách ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Người đang công tác liên tục từ hai năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi)tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành;

b) Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh;

d) Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

e) Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ hai năm trở lên ở địa phương được quy định là Khu vực 1;

f) Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ tại Đại học Huế (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được tính điểm đối tượng ưu tiên là 01 điểm.

V.Tiêu chí và quy đổi điểm xét tuyển chương trình thạc sĩ

* Tiêu chí 1: Điểm quy đổi bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương

Lưu ý: Bằng đại học hoặc tương đương do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp mà không có xếp loại sẽ được tính điểm quy đổi là 8 điểm.

* Tiêu chí 2: Điểm quy đổi bài báo khoa học

Điểm xét tuyển được quy đổi như sau:

<Điểm xét tuyển> = <Điểm Tiêu chí 1> × 2 + <Điểm Tiêu chí 2> + <Điểm Tiêu chí 3> + <Điểm đối tượng ưu tiên>

Việc xét tuyển được thực hiện như sau:

– Lấy <Điểm xét tuyển> từ cao đến thấp theo từng ngành đào tạo của đơn vị đào tạo đến hết chỉ tiêu xét tuyển. Trong trường hợp người dự tuyển có <Điểm xét tuyển> giống nhau, thứ tự ưu tiên xét tuyển như sau:

– Đối với chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu

– Đối với chương trình đào tạo định hướng ứng dụng

6.2. Địa điểm phát mẫu hồ sơ và thu nhận hồ sơ dự tuyển thạc sĩ: Thí sinh dự tuyển liên hệ, gửi hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký dự tuyển theo địa chỉ: Viện Đào tạo và Nâng cao TP.HCM, số 2, Mai Thị Lựu, Phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM SĐT: 028.3910.2928 – 070 869 1367 (Zalo)

VII. Thời gian đăng ký xét tuyển

Theo quy định, các ứng viên tốt nghiệp ngành đúng sẽ được xét tuyển thẳng. Ứng viên tốt nghiệp ngành gần, ngành khác Nhà trường sẽ tổ chức bổ túc kiến thức nhằm đủ điều kiện xét tuyển.

Đối với các ứng viên chưa đủ điều kiện về ngoại ngữ theo quy định (xem lại mục 3.2), Viện sẽ hỗ trợ tổ chức ôn tập và thi chứng chỉ được Bộ GD & ĐT công nhận (Tương ứng với trình độ B1, B2, C1…)

I. Các ngành tuyển sinh thạc sĩ:

Quản trị An ninh phi truyền thống (Mã ngành: 8900201.05QTD)

Quản lý Công nghệ Thông tin (Mã ngành: 8480204)

Công nghệ Tài chính (Mã ngành: 7340208)

Quản lý An toàn, Sức khoẻ và Môi trường (Mã ngành: 8440302)

Quản lý Tài nguyên & Môi trường (Mã ngành: 7850101)

Quản lý Kinh tế (Mã ngành: 8310110)

Quản trị Kinh doanh (Mã ngành: 7340101)

Kinh tế Chính trị (Mã ngành: 7310102)

Quản trị Dịch vụ, Du lịch và Lữ hành (Mã ngành: 8810101)

Quản lý giáo dục (Mã ngành: 7140114)

Lý luận & Phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh (Mã ngành: 601410)

Quản lý Đất đai (Mã ngành: 7850103)

Nuôi trồng Thuỷ sản (Mã ngành: 7620301)