Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp được nhiều tổ chức, cá nhân lựa chọn đăng ký thành lập để thực hoạt động kinh doanh phổ biến hiện nay. Vậy cần những điều kiện nào để thành lập công ty cổ phần? Và cần tiến hành những thủ tục nào để đưa công ty cổ phần hoạt động? Để giải đáp những câu hỏi trên hãy cũng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đăng ký hoạt động với Sở Tư pháp
Hồ sơ thành lập công ty và tiến hành thủ tục như sau:
– Giấy đề nghị đăng ký hoạt động (theo mẫu TP-LS-02 ban hành kèm theo Thông tư 02/2015/TT-BTP)
– Dự thảo Điều lệ của công ty luật (tham khảo mẫu đối với công ty luật hợp danh, công ty luật TNHH MTV, công ty luật TNHH từ hai thành viên trở lên)
– Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư, bản sao Thẻ luật sư của Chủ sở hữu công ty hoặc của các thành viên trong công ty;
– Giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư.
– Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu người thực hiện thủ tục không phải là Trưởng Văn phòng.
– Sở Tư pháp nơi văn phòng luật sư đặt trụ sở.
– 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Xem thêm: Tư vấn thành lập công ty
Những điều kiện cơ bản để thành lập công ty
Mỗi loại hình công ty có điều kiện thành lập riêng, cụ thể điều kiện như sau:
Không giới hạn số lượng cổ đông tham gia.
Chủ sở hữu có thể đồng thời là người đại diện theo pháp luật.
Tối đa không quá 50 thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân và không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
Vậy quy định về thành lập công ty cổ phần như thế nào?
1. Đối tượng không được thành lập công ty cổ phần
Đối tượng không được thành lập công ty cổ phần, tham gia quản lý, điều hành công ty cổ phần được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 trong đó có bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ công chức.
2. Lĩnh vực kinh doanh không được thành lập công ty cổ phần
Pháp luật chuyên ngành của từng hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ có quy định về những ngành nghề kinh doanh không được đăng ký hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Ví dụ: Công ty Luật chỉ được đăng ký dưới dạng Công ty TNHH.
3. Số lượng cổ đông sáng lập đăng ký thành lập công ty phải từ 3 người trở lên.
4. Thành lập công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức, công ty
✔ Công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần công ty phải lập ban kiểm soát theo điều 137 Luật doanh nghiệp 2020.
✔ Cổ đông công ty cổ phần là tổ chức, công ty phải tuân thủ quy định về đầu tư, kinh doanh áp dụng cho tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể:
- Cổ đông là tổ chức phải thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần, chuyển nhượng cổ phần thông qua hình thức chuyển khoản.
- Tổ chức là cổ đông khi ký hợp đồng với công ty cổ phần được thành lập phải tuân thủ quy định về Giao dịch liên kết và Chấp thuận hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người có liên quan theo Điều 167 Luật doanh nghiệp 2020.
5. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần cần có
✔ Trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát;
+ Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành.
✔ Trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp Điều lệ chưa có quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp công ty có hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
6. Một người có được làm giám đốc hai công ty cổ phần không?
Luật doanh nghiệp không hạn chế một người được đứng vai trò giám đốc của mấy công ty cổ phần, do vậy công ty cổ phần khi bổ nhiệm chức danh giám đốc chỉ cần quan tâm đến hai điều kiện:
Thành lập công ty cổ phần đăng ký vốn tối thiểu bao nhiêu?
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và tối đa khi đăng ký công ty cổ phần hiện nay. Do đó tùy theo kế hoạch sử dụng vốn, góp vốn chủ công ty lựa chọn mức vốn điều lệ đăng ký phù hợp để không bị chậm góp vốn.
✔ Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
✔ Hậu quả pháp lý góp vốn sai thời hạn khi thành lập công ty cổ phần
+ Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua sẽ đương nhiên không còn là cổ đông của công ty. Và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác.
+ Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua sẽ có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán. Không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác.
+ Số cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Luật Trí Nam về thủ tục thành lập công ty cổ phần và quy trình tư vấn thành lập công ty cổ phần mà chúng tôi đang triển khai. Chúng tôi hy vọng các hướng dẫn sẽ hữu ích cho Quý khách hàng và rất mong được hợp tác với Quý vị trong thời gian sớm nhất.
Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà 227 đường Nguyễn Ngọc Nại, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Tham khảo: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Điều kiện thành lập Công ty Luật theo quy định pháp luật hiện hành. Hồ sơ và thủ tục thành lập công ty luật như thế nào ?
Công ty luật tổ chức là hành nghề luật sư, được phép thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, cụ thể:
– Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
– Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
– Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Điều kiện thành lập Văn phòng Luật sư
– Là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, công ty hợp danh được thành lập hợp pháp.
– Chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH MTV), các thành viên của công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh) phải là luật sư có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức;
– Chủ sở hữu công ty, các thành viên của công ty không được phép thành lập tổ chức hành nghề luật sư khác.