Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.
Trách nhiệm của nhà trường, giáo viên
Ngoài học thêm ở ngoài, việc dạy thêm, học thêm tại các trường cũng được hầu hết các trường học triển khai. Theo đó, với học sinh THCS, học sinh thường học 3 môn là Văn, Toán, Tiếng Anh. Ở bậc THPT, ngoài 2 môn chính là Toán, Văn, các học sinh có thể đăng ký các môn học theo các môn các em dự kiến thi tốt nghiệp để xét tuyển vào đại học.
Về vấn đề dạy thêm, học thêm, vào cuối tháng 8 vừa rồi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều điểm mới. Theo đó, nếu như trước đây muốn học thêm, học sinh phải viết đơn đăng ký với nhà trường. Nhưng quy định mới, yêu cầu trước khi dạy thêm các tổ chuyên môn phải họp để thống nhất, đề xuất với người đứng đầu nhà trường việc dạy thêm, học thêm với các môn học do tổ đảm nhận. Sau khi xây dựng kế hoạch, đại diện nhà trường phải họp với đại diện ban phụ huynh để thống nhất việc tổ chức dạy thêm, học thêm môn học nào, ở khối lớp nào. Trên cơ sở đó, nhà trường cho học sinh tự nguyện đăng ký, rồi xếp lớp, phân công giáo viên giảng dạy.
Theo quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự thay đổi này nhằm tạo sự thống nhất khi tổ chức dạy thêm, học thêm và đồng thời bảo đảm thiết thực, minh bạch, vì quyền lợi học sinh.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể thời lượng dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, trong đó, không quá 35 tiết/tuần đối với cấp tiểu học; không quá 42 tiết/tuần đối với cấp THCS; không quá 48 tiết/tuần đối với cấp THPT. Về phía giáo viên tham gia dạy thêm, dự thảo mới đã bỏ quy định rõ giáo viên trường công lập không được tổ chức dạy thêm, học thêm nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.
Thay vào đó, hiện nay, giáo viên công lập dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mình đang dạy chính khóa không cần xin phép hiệu trưởng. Tuy nhiên, phải báo cáo, lập danh sách các học sinh đó gửi hiệu trưởng và cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép buộc học thêm. Giáo viên cũng phải cam kết không sử dụng ví dụ, câu hỏi, bài tập đã dạy thêm để kiểm tra, đánh giá học sinh.
Liên quan đến dự thảo này nhiều giáo viên khẳng định các quy định mới này là phù hợp với điều kiện hiện nay. Bản thân các giáo viên cũng có cơ hội được cống hiến, được phát huy tài năng, trí tuệ và có thêm thu nhập một cách chính đáng.
Lâu nay khi nói đến dạy thêm, học thêm, có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc học thêm phải trên “nhu cầu”, nghĩa là có những em học giỏi muốn được học thêm nâng cao, học sinh học yếu thì muốn phụ đạo để tiến bộ và việc học thêm cần phải đạt được mục đích đề ra. Như vậy, phụ huynh, học sinh sẽ có kết quả học tập tốt, giáo viên cũng được hưởng thành quả cả vật chất và tinh thần từ những nỗ lực cố gắng của mình.
Thầy giáo Lê Văn Thành - Hiệu trưởng Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Chương)
Tại Trường THPT Đặng Thai Mai (Thanh Chương), lâu nay, việc dạy thêm, học thêm được nhà trường thực hiện theo 3 nguyên tắc, đó là sự tự nguyện của phụ huynh học sinh, chỉ dạy những bộ môn cần thiết phục vụ thi tốt nghiệp và chỉ dạy những kiến thức mà học chính không đủ thời gian. Qua thực tế triển khai, hiện mức thu của nhà trường là 20.000 đồng/1 buổi và khoảng 80% chi trả trực tiếp cho giáo viên đứng lớp. Đây là mức thu nằm trong quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo…
Thực tế cũng cho thấy, dù mức học phí khá rẻ và học sinh vùng nông thôn không có nhiều lựa chọn, nhưng ở nhiều trường tỷ lệ học sinh đăng ký chỉ trên 50%. Riêng với học sinh lớp 12, nhiều thời điểm giáo viên nhà trường tự nguyện dạy thêm miễn phí nhưng vẫn phải động viên đi học.
Thầy giáo Lê Văn Thành - Hiệu trưởng Trường THCS Đặng Thai Mai cho rằng, việc dạy thêm cũng là "thước đo" đánh giá năng lực giáo viên: Việc học sinh được "lựa chọn" giáo viên khi đăng ký cũng đòi hỏi giáo viên phải tự nỗ lực, cố gắng, trau dồi chuyên môn để khẳng định năng lực
Trên góc độ quản lý, ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng - Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đồng ý với dự thảo mới này, bởi thực tế hiện nay vẫn có tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan. Một số giáo viên trường công lơ là việc dạy trên lớp và tập trung kiến thức ở lớp dạy thêm, ra bài kiểm tra định kỳ sát với chương trình dạy thêm…
Do đó, nếu việc dạy thêm được quản lý chặt chẽ sẽ nêu cao trách nhiệm của giáo viên và đảm bảo quyền lợi cho học trò. Ông Nguyễn Mạnh Hà cũng đồng tình với việc phải nhìn nhận đúng dạy thêm, học thêm là nhu cầu thực tế của cả giáo viên và học sinh. Vì thế, ngoài tăng cường quản lý dạy thêm trong nhà trường, giáo viên ở các trường công lập thì cần có thêm cơ chế, giám sát với dạy thêm ở các đơn vị hoạt động độc lập ở ngoài.
Hiện nay chưa có một quy định nào về việc quản lý các cơ sở dạy thêm nên việc kiểm tra, giám sát và xử phạt nếu có sẽ rất khó khăn. Nên chăng, cần quy định việc dạy thêm ngoài nhà trường là loại hình kinh doanh có điều kiện, để qua đó các cơ quan, ban, ngành có liên quan có thể phối hợp để cùng quản lý và thực hiện các nhiệm vụ liên quan như với các trung tâm ngoại ngữ, trung tâm kỹ năng sống.
Ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng - Giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo