Chứa Simethicone 30%hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng.

Biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm

Bị viêm khớp thái dương hàm thường dễ nhận biết vì chúng có biểu hiện đặc trưng tại khu vực xương hàm. Ban đầu, bạn sẽ thấy những cơn đau ở vị trí này. Sau đó có thể lan đến tai hoặc xuống cuống họng, gây đau đầu, đau khu vực phía trong. Nếu bệnh phát triển nặng hơn, bạn sẽ thấy hàm dưới khó cử động, đau nhiều, liên tục, nhất là khi ăn nhai.

Theo các bác sĩ có thể chia các biểu hiện của viêm khớp thái dương hàm thành các dạng:

– Đau ở một hoặc cả hai khớp thái dương hàm, ở một bên hoặc hai bên mặt.

– Đau lan đến tai, răng hoặc vùng họng. Cơn đau lan truyền lên đầu, gây chóng mặt. Đặc biệt viêm khớp thái dương hàm thường kèm theo cảm giác đau khu vực xung quanh tai, ù tai khiến khả năng nghe bị ảnh hưởng.

– Đau ở khu vực quai hàm khiến cho người bệnh há miệng, nhai và nói khó khăn.

– Cứng khớp, khó mở hoặc đóng miệng. Nhiều bệnh nhân còn nghe thấy tiếng “lục cục” khi nhai. Lúc này cơn đau diễn ra thường xuyên hơn, tăng dần cường độ. Vì một khi đã xuất hiện tiếng kêu lục cục lúc nhai cho thấy khớp thái dương hàm đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

– Đau mặt, sưng mất cân đối ở phía bên thái dương hàm bị đau. Cơn đau kéo dài liên tục làm cho phì đại cơ nhai. Điều này làm cho một bên phình to (bên khớp bị viêm), một bên bình thường. Vì thế bạn sẽ thấy rõ sự mất cân đối trên khuôn mặt.

KẾT LUẬN: Các triệu chứng điển hình của viêm khớp thái dương hàm

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu của tình trạng sái quai hàm

Phòng bệnh viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Do vậy bạn nên phòng bệnh càng sớm càng tốt để tránh các hệ lụy về sau.

Căng thẳng là nguyên nhân gây căng cơ, tăng đau khớp cho thái dương hàm. Mọi người nên giải tỏa những áp lực, lo lắng trong cuộc sống một cách thường xuyên. Đừng để chúng tích tụ nhiều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung. Có thể duy trì sự lạc quan, vui vẻ bằng các biện pháp như đọc sách, ca hát, tập thể thao,…

Vào thời gian rảnh rỗi, bạn tập xoa bóp và massage hàm nhẹ nhàng. Liệu pháp này được áp dụng trong điều trị khớp thái dương hàm. Có hai phương pháp chính là xoa bóp nông (nhẹ nhàng) và xoa bóp sâu (dùng lực nhiều hơn). Chúng đều kích thích dây thần kinh cảm giác ở da, hỗ trợ tăng lưu lượng máu đến các mô khớp. Từ đó làm giảm những cơn đau mới chớm xuất hiện.

Đầu tiên, bạn học cách xoa da, vuốt ve một cách nhẹ nhàng dọc theo chiều của cơ cắn và cơ thái dương. Sau đó là nắn bóp, làm cho da và các mô bên dưới da chuyển động xoay tròn.

Tốt nhất, bạn đến các trung tâm y học cổ truyền uy tín để được xoa bóp đúng kỹ thuật. Việc áp dụng bao nhiêu kiểu xoa bóp, thời gian, chu kỳ thực hiện dài ngắn ra sao vẫn nên nghe theo tư vấn của bác sĩ. Khi đã quen với việc tập luyện tại cơ sở, bạn có thể tự xoa bóp tại nhà.

– Nghỉ ngơi hàm và vận động phù hợp

Để khớp thái dương hàm được nghỉ ngơi, bạn nên ăn những đồ mềm, ít nhai, không quá cứng. Khi nằm tốt nhất là nằm thẳng, không quá nghiêng sang bên nào sẽ tạo áp lực cho bên đó.

– Bạn duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng

– Không ăn thực phẩm quá cứng, phải dùng nhiều sức để nhai, nghiền nát thức ăn

– Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…

– Không nên mở miệng quá to khi ngáp hoặc khi cắn thức ăn.

– Cố gắng thay đổi thói quen nghiến răng khi ngủ. Nếu tình trạng nặng, bạn nên sử dụng máng chống nghiến.

– Bạn nên nhai đều cả hai bên hàm, không nhai tập trung vào một bên.

– Từ bỏ một số thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm như cắn móng tay, chống cằm.

– Đi khám chuyên khoa thường xuyên hơn nếu thấy tình trạng khớp thái dương bị đau, bị sai khớp cắn hoặc dấu hiệu bất thường khác.

Như vậy, bạn đã hiểu rõ viêm khớp thái dương hàm là gì? Có nguy hiểm không? Căn bệnh này thường diễn biến âm thầm. Nếu không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến khớp hàm nói riêng và cấu trúc khuôn mặt nói chung. Bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ giúp sức khỏe luôn được đảm bảo tốt nhất.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dạ dày Vicor

Chứa Simethicone 30% hỗ trợ giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng và giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng.

Người bị đầy bụng, nóng rát, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, đau thượng vị do viêm loét dạ dày, tá tràng. Người bị trào ngược dạ dày - thực quản.

580mg cao hỗn hợp tương đương dược liệu thô:

BẢO QUẢN: Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp

Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người. Trên thực tế, bệnh này diễn biến âm thầm và thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường bị bỏ qua. Nếu trong thời gian dài không phát hiện và điều trị sớm, bệnh viêm khớp thái dương hàm có thể gây ra các biến chứng.

Ví dụ như giãn khớp, dễ dẫn tới nguy cơ trật khớp, dính khớp. Các đầu khớp bắt đầu thoái hóa, hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương sẽ xuất hiện, thậm chí gây thủng đĩa khớp. Nếu thủng đĩa khớp nếu không được điều trị dứt điểm, chúng sẽ làm phá hủy đầu xương và xơ cứng khớp. Lúc này bệnh nhân sẽ không thể há miệng được.

Ngoài ra, bạn cũng không mong muốn bản thân sẽ bị nhiễm trùng hay tổn thương hàm vĩnh viễn. Các biến chứng khác bao gồm ảnh hưởng dây thần kinh số 7 gây liệt nửa mặt, xệ bên mặt. Mọi người cảm thấy khó ăn uống và vệ sinh răng miệng, đi ngủ bị chảy dãi.

Xem thêm:Viêm khớp thái dương hàm có tự khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh

– Viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn

Trường hợp bị viêm khớp thái dương hàm do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh thích hợp như Penicillin G, Oxacillin hoặc các Cephalosporin thế hệ 1, 2, 3. Tuy nhiên, tốt nhất là lấy bệnh phẩm nuôi cấy tìm vi khuẩn. Sau đó làm kháng sinh đồ và chọn thuốc theo kháng sinh đồ để điều trị mang lại hiệu quả cao nhất, tránh vi khuẩn kháng thuốc.

Khi đã kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn, bệnh nhân cần có các bài tập phục hồi thích hợp để tránh hạn chế vận động khớp sau này. Lưu ý, sử dụng thuốc kháng sinh tuân thủ đúng liều lượng, thời gian điều trị nhằm tránh nhiễm khuẩn tái phát.

– Viêm khớp thái dương hàm sau chấn thương cấp

Bị viêm khớp thái dương hàm sau chấn thương cấp thường gặp sau khi nhổ răng khôn hoặc răng hàm số 7. Bác sĩ sẽ kê thuốc chống viêm non steroid như trên bằng cách uống, tiêm bắp hoặc chế phẩm dạng gel bôi tại chỗ.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp giảm đau bằng chườm nóng hoặc chườm lạnh tại chỗ. Nhớ là hạn chế vận động hàm trong thời gian này.

– Thoái hóa khớp thái dương hàm

Trường hợp bị thoái hóa khớp thái dương hàm thường gặp với người trên 50 tuổi. Cách điều trị tương tự viêm khớp sau chấn thương cấp.

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kết hợp các thuốc điều trị thoái hóa khớp tác dụng chậm như Glucosamin, Chondroitin sulfat hoặc tiêm thuốc Corticoid (như Hydrocortison acetat, Methyl prednisolon acetat) tại chỗ. Lưu ý, chỉ định tiêm phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa trong môi trường vô khuẩn tuyệt đối. Tránh tiêm nhắc lại nhiều lần.

– Viêm khớp thái dương hàm do bệnh viêm khớp dạng thấp

Bị viêm khớp dạng thấp thường gây ra biến chứng đau khớp thái dương hàm. Tuy nhiên nó thường bị tổn thương sau cùng khi đã trải qua tình trạng viêm ở khớp nhỏ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối,…

Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc điều trị triệu chứng như:

– Viêm/thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm

Viêm/thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm thường gặp ở những người từ 20- 40 tuổi. Nguyên nhân cũng rất phức tạp bao gồm các bệnh lý liên quan đến hệ thống nhai như dây chằng, cơ, xương hàm trên, dưới và xương thái dương. Hoặc bệnh nhân thường xuyên bị stress, có tật nghiến răng,…

Để điều trị, bác sĩ lựa chọn các phương pháp thích hợp như liệu pháp tâm lý, phục hồi chức năng hỗ trợ (đeo máng cắn), dùng thuốc hay phẫu thuật. Một số loại thuốc an thần thường dùng như Diazepam, Dogmatil. Thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal. Thuốc chống viêm không Steroid như Aspirin, Diclofenac,…

Xem thêm: Viêm khớp thái dương hàm khi niềng răng phải làm sao?